Trang chủ Tin tức Thế giới Tàu cao tốc của Indonesia chạy thử nghiệm lần đầu tiên

Tàu cao tốc của Indonesia chạy thử nghiệm lần đầu tiên

Ngày 22/5, tàu cao tốc đầu tiên của Indonesia kết nối thủ đô Jakarta và Bandung - thành phố đông dân thứ tư của quốc gia Đông Nam Á này - đã hoàn tất cuộc chạy thử nghiệm với tốc độ 180 km/h.

Đây là lần đầu tiên trong loạt thử nghiệm toàn diện với tốc độ tăng dần lên mức 385 km/h trong 3 tuần tới. Chuyến tàu đầu tiên đã giảm hơn một nửa hành trình bằng ô tô vốn thường kéo dài 2 tiếng rưỡi giữa hai thành phố.

Tàu cao tốc Jakarta-Bandung chạy bằng điện. Ảnh: railway-technology.com

Tàu cao tốc Jakarta-Bandung chạy bằng điện. Ảnh: railway-technology.com

Hành trình bằng tàu cao tốc sẽ giảm xuống còn khoảng 40 phút sau khi tốc độ đạt mức tối đa. Dự kiến, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên này của “quốc gia vạn đảo” sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng Tám tới. Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 142 km này đã được khởi công vào năm 2016 và là một phần trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Cuộc chạy thử toàn diện ngày 22/5 đã sử dụng một đoàn tàu kiểm tra nhằm đo lường các thông số về cấu trúc đường ray, độ rung, lực kéo, hệ thống thông tin liên lạc và tín hiệu… Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) dự kiến sẽ khai trương hoạt động thương mại của đoàn tàu vào ngày 18/8. Đường ray được trang bị cảm biến thông minh, hệ thống giám sát động đất và cảnh báo sớm.

Ông Chen Dongsheng, kỹ sư cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia, cho biết: “Bằng cách vận hành và tối ưu hóa các tương tác của hệ thống, chúng tôi có thể đảm bảo rằng toàn bộ tuyến đường sắt cao tốc này đáp ứng các yêu cầu thiết kế.

Ông Chen nhấn mạnh: “Tàu cao tốc Jakarta-Bandung chạy bằng điện và không thải khí carbon trực tiếp trong quá trình vận hành. Tàu chạy nhanh, công suất lớn và tiết kiệm năng lượng hơn so với vận tải đường bộ và đường không. Do đó, đây là phương thức di chuyển tốt nhất và thân thiện với môi trường nhất”.

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia Kartika Wirjoatmodjo cho hay: “Chúng tôi đã thảo luận với các đối tác Trung Quốc và tất cả đều diễn ra tốt đẹp – từ hệ thống tàu, bánh xe và lực kéo đến thông tin liên lạc, tín hiệu và cung cấp điện. Tất cả đã được kiểm tra hoạt động tốt ở tốc độ 180 km/h”.

Tuy nhiên, theo ông Kartika, cần có một số phương án để bảo vệ đường ray ở những khu vực dễ bị tác động từ bên ngoài như sạt lở đất và cần gia cố ở những khu vực này để ứng phó tốt hơn. Ngoài ra, công tác cách âm đang được tăng cường để khi tàu di chuyển với tốc độ tối đa sẽ không gây phiền hà cho người dân ở khu vực tàu đi qua.

Một giám đốc điều hành của liên doanh phát triển đường sắt Indonesia-Trung Quốc (KCIC) cho hay đường ray được bảo vệ bởi hàng rào chắc chắn cũng như lực lượng cảnh sát và quân đội. Người dân sinh sống dọc 2 bên đường ray được yêu cầu không thả diều hoặc thả rông động vật.

Ông Kartika cho biết thêm rằng dịch vụ đường sắt cao tốc sẽ mở ra một số khu kinh tế mới dọc theo hành lang Jakarta-Bandung, thúc đẩy sự phát triển của các khu dân cư và trung tâm đô thị khác. Theo quan chức này, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung sẽ khánh thành thương mại vào ngày 18/8, cùng ngày với tuyến đường sắt vận tải hạng nhẹ (LRT) vùng Đại Jakarta.

Các công ty nhà nước của Indonesia – trong đó có nhà điều hành đường sắt KAI và công ty xây dựng Wijaya Karya – kiểm soát 60% cổ phần của KCIC, trong khi Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt Trung Quốc và các công ty Trung Quốc khác nắm giữ số cổ phần còn lại.

Dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung có tổng chi phí dự kiến ban đầu là 6 tỷ USD, song hồi năm ngoái, phía Indonesia thông báo cần thêm 1,2 tỷ USD để đáp ứng thời hạn khai thác thương mại vào tháng 6/2023. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2019 song đã phải đối mặt với các vấn đề về giải phóng mặt bằng và chậm tiến độ xây dựng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo Báo Tin Tức

CÁC TIN KHÁC

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới sắp hồi sinh

Nhật Bản sắp khởi động lại hoạt động sản xuất ở nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa sau thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của thảm họa Fukushima.

[IDEASNEWS] Mô hình AI có khả năng phát hiện nguy cơ rối loạn căng thẳng sau sang chấn sau khi sinh

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) đột phá có khả năng phát hiện dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau sang chấn liên quan đến việc sinh con (CB-PTSD) qua các câu chuyện ngắn của những người mới làm cha mẹ. Công trình nghiên cứu này chứng minh khả năng của chương trình AI trong việc chẩn đoán chính xác CB-PTSD - Vốn là một quy trình đang rất tốn kém và mất thời gian ở thời điểm hiện tại.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở 'xứ sở mặt trời mọc'...

Các công cụ AI trong Google Photos sẽ được dùng miễn phí, cho người dùng thấy trí tuệ nhân tạo ‘ảo’ đến mức nào...

Đối với những người đang thắc mắc, Magic Eraser, Photo Unblur và Portrait Light nổi tiếng của Google Photos là một số công cụ hỗ trợ bởi AI nổi tiếng nhất hiện có và trước đây, chúng yêu cầu bạn phải có đăng ký Google One.

OpenAI và Meta sắp phát hành mô hình AI có khả năng suy luận như con người

OpenAI và Meta Platforms chuẩn bị phát hành mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến hơn, có thể giúp giải quyết vấn đề và đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.