Trang chủ Tin tức Thế giới Tầng ozone có thể phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới

Tầng ozone có thể phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới

Tầng ozone giúp che chắn Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt trời có thể phục hồi hoàn toàn trong vòng 40 năm tới. Tuy nhiên, xu hướng này có thể bị đảo ngược bởi các kế hoạch giảm tình trạng ấm lên toàn cầu bằng cách tác động trực tiếp vào Trái đất. Đây là nhận định trong một báo cáo khoa học của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 9/1.
Chú thích ảnh
Đồ họa lỗ thủng ozone mới phát hiện ở Bắc Cực. Ảnh tư liệu: BIRA/ESA

Kể từ giữa những năm 1970, một số khí được sử dụng trong các bình xịt và hệ thống làm mát (như tủ lạnh và máy điều hòa không khí) đã “bào mòn” tầng ozone. Năm 1987, gần 200 quốc gia đã nhất trí về Nghị định thư Montreal nhằm cấm các hóa chất gây phá hủy tầng ozone. 

Trong báo cáo vừa công bố, hơn 200 nhà khoa học nhận thấy thỏa thuận này đã đem lại tác dụng như kỳ vọng và phù hợp với các dự đoán trước đó. Báo cáo chung của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Cơ quan Môi trường Liên hợp quốc (UNEO), các cơ quan chính phủ tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ vào khoảng năm 2066, tầng ozone sẽ được phục hồi ở khu vực Nam Cực, nơi sự suy giảm tầng ozone diễn ra rõ rệt nhất. Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc cực sẽ được “vá” hoàn toàn vào khoảng năm 2045 trong khi tầng ozone bao quanh các khu vực khác trên thế giới sẽ phục hồi trong khoảng 20 năm.

Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 11-40 km so với bề mặt Trái đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV). Nếu không có lớp chắn này, ánh nắng Mặt trời sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm với con người và hầu hết các loài động thực vật. Đặc biệt, tia UV-B (làm cho da bị cháy nắng) ở cường độ cao có thể dẫn đến nhiều loại ung thư. Những nỗ lực bảo vệ tầng ozone cũng song hành với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Báo cáo của Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên xem xét hiệu quả của các kỹ thuật tác động trực tiếp lên địa cầu nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Một trong những biện pháp được đề xuất là đưa các hạt vào tầng trên của bầu khí quyển để hạ nhiệt độ hay phun aerosol tầng bình lưu (SAI). Tuy nhiên, nghiên cứu cảnh báo kỹ thuật tiềm năng này có nguy cơ đảo ngược sự phục hồi của tầng ozone.

Theo Báo Tin Tức

CÁC TIN KHÁC

4 xu hướng định hình tương lai công nghệ tại CES 2023

Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) năm 2023 ở Las Vegas đã giới thiệu những công nghệ, sản phẩm ấn tượng. Ngoài ra CES 2023 còn đưa ra những xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai người tiêu dùng.

‘Robot luật sư’ đầu tiên bào chữa cho con người trước tòa

Lần đầu tiên trên thế giới, một luật sư là robot sẽ bào chữa cho con người trước tòa.

Những công nghệ “tưởng là làm cho vui” nhưng lại có thật ở CES 2023

Giày trượt patin điện, đồ điện tử cho thú cưng hay AI cho chim đều là những sản phẩm thú vị sẽ xuất hiện tại CES 2023.

Ngành công nghiệp “người ảo” bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc

Trong vài năm gần đây, ngành dịch vụ cung cấp "người ảo" bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc, từ cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đến công nghiệp giải trí, các doanh nghiệp đang trả rất nhiều tiền cho nhân viên ảo.

UAV vận tải đường không đầu tiên trên thế giới sẽ bay vào đầu năm 2023

"Thiên nga đen", máy bay không người lái (UAV) vận tải, do công ty Dronamics Bulgaria phát triển, được phép vận chuyển hàng hóa trong Liên minh châu Âu (EU) sẽ ra mắt vào đầu năm 2023.

Những bước tiến khoa học mong đợi năm 2023

Năm 2023 có thể chứng kiến nhiều con tàu quan trọng phóng lên vũ trụ, năng lượng xanh phát triển, công nghệ chỉnh sửa gene, trí tuệ nhân tạo và robot tiến bộ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[BESTVIETNAM – VIETKINGS] Đề cử lần 1/2023: (P.15) Gà giống Minh Dư (Tỉnh Bình Định) – TOP 100 sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam 2023

(BESTVIETNAM - VIETKINGS) Gà giống Minh Dư là sản phẩm chủ lực trải qua quá trình nghiên cứu lai tạo của công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (Bình Định). Giống gà được lai tạo từ bố là gà chọi nòi Bình Định, mẹ là gà ri nên giống gà thừa hưởng rất nhiều đặc tính tốt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Cơm ăn liền của nhóm sinh viên

Mong muốn những người bận rộn nhất vẫn có thể duy trì bữa ăn truyền thống mỗi ngày và nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, từ đầu năm 2020, nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã lên ý tưởng nghiên cứu quy trình sản xuất cơm ăn liền.

4 xu hướng định hình tương lai công nghệ tại CES 2023

Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) năm 2023 ở Las Vegas đã giới thiệu những công nghệ, sản phẩm ấn tượng. Ngoài ra CES 2023 còn đưa ra những xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai người tiêu dùng.

Tôn vinh 60 doanh nghiệp điển hình sáng tạo

60 doanh nghiệp có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được trao cúp chứng nhận điển hình sáng tạo.

[BESTVIETNAM – VIETKINGS] Đề cử lần 1/2023: (P.14) Bánh tráng dừa Mỹ Lồng (Tỉnh Bến Tre) – TOP 100 sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam 2023

(BESTIVETNAM - VIETKINGS) Bánh tráng dừa Mỹ Lồng là đặc sản, là niềm tự hào của người dân xứ dừa Bến Tre. Các loại bánh tráng dừa ở Mỹ Lồng nổi tiếng vừa béo vừa xốp, đặt lên lò than tỏa hương thơm lừng. Có ba loại bánh tráng dừa, đó là: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh có dừa không sữa; bánh có sữa không dừa, ... Bánh tráng dừa Mỹ Lồng qua bàn tay lao động của người dân Mỹ Lồng đã trở thành một thương hiệu bánh tráng nức tiếng gần xa.

Tìm ra thành phần bí mật giúp bê tông La Mã cổ đại có khả năng tự phục hồi

Một nghiên cứu mới đã cho thấy cách các cấu trúc bê tông La Mã cổ đại vẫn có thể đứng vững như thế nào sau 2.000 năm