Trang chủ Tin tức Thế giới Giáo sư gốc Việt được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật...

Giáo sư gốc Việt được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ

GS Nguyễn Thục Quyên cùng hơn 120 nhà khoa học thế giới trở thành viện sĩ nhờ những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực và đóng góp cho giáo dục.

Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ hôm 7/2 thông báo kết nạp thêm 124 thành viên (bao gồm 106 nhà khoa học người Mỹ và 18 nhà khoa học quốc tế), nâng tổng số viện sĩ của cơ quan này lên 2.420 người Mỹ và 319 người nước ngoài. Trong số này có GS Nguyễn Thục Quyên là người Việt đang giảng dạy tại Khoa Hóa và Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Mỹ. Bà cũng đảm nhiệm vai trò là đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture.

GS Quyên được lựa chọn nhờ những đóng góp đi đầu trong vai trò lãnh đạo cho cộng đồng khoa học, giáo dục và nghiên cứu về các thiết bị điện tử hữu cơ như quang điện, pin mặt trời hữu cơ và các ứng dụng phân tử hữu cơ, tiết kiệm năng lượng.

Trở thành Viện sĩ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Mỹ là một trong những danh hiệu đắt giá và cao quý dành cho các nhà khoa học. Để được bầu chọn, các thành viên phải là người có tầm lãnh đạo và đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu, ứng dụng, đồng thời đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ mới và đang phát triển, giúp tạo ra những tiến bộ lớn trong các lĩnh vực truyền thống về kỹ thuật hoặc có cách tiếp cận đổi mới sáng tạo trong giáo dục khoa học. Quá trình xét duyệt sẽ kéo dài cả năm, trong đó phiên bỏ phiếu cuối cùng diễn ra vào tháng 1.

GS Nguyễn Thục Quyên cho biết, bà chưa từng mơ tới một ngày được bầu vào danh sách thành viên Viện Hàn lâm. “Kể từ lúc theo đuổi con đường nghiên cứu, tôi không nghĩ bản thân làm vì giải thưởng hay vào vị trí nào, tôi làm những gì mình thực sự yêu thích và cố gắng cống hiến cho cộng đồng khoa học”, GS Quyên nói.

Hàng năm có rất ít nhà khoa học nữ được bầu mỗi năm. Trong số hơn 106 nhà khoa học Mỹ được chọn, chỉ có khoảng 25-26 phụ nữ có trong danh sách này. GS Quyên mong muốn tương lai có nhiều nhà khoa học nữ được vào Viện Hàn lâm.

Bà cho biết việc được bầu vào Viện Hàn lâm giúp các thành viên có thêm tiếng nói trong cộng đồng khoa học, có sự ảnh hưởng hơn. Do đó, bà mong muốn có thể tận dụng điều này để kết nối giữa chính phủ và nhà nghiên cứu, tìm kiếm cách giúp đỡ các nhà khoa học Việt với các nhà khoa học trên thế giới. Trong đó có thể giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu với phòng lab tối tân để có thể đủ thuyết phục và thu hút được nhà khoa học về nước cống hiến cho nền khoa học Việt tiến lên.

GS Nguyễn Thục Quyên trong một buổi giao lưu trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng VinFuture hồi năm 2021.

GS Nguyễn Thục Quyên trong một buổi giao lưu trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng VinFuture năm 2021. Ảnh: Hải Nam

Sinh ra ở Buôn Mê Thuột trong gia đình nghèo, đến năm 1991, Nguyễn Thục Quyên sang Mỹ định cư cùng gia đình với vốn tiếng Anh bằng không. Sau đó bà trở thành một trong bốn nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters công bố năm 2015 và liên tiếp 4 lần có mặt trong danh sách này. Đồng thời là một trong số ít nhà khoa học nữ nhiều năm liền vào top 1% những nhà nghiên cứu khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới.

GS Quyên được giới khoa học chú ý nhờ những đóng góp xuất sắc trong hướng nghiên cứu khoa học vật liệu và các ứng dụng trong y sinh. Hướng nghiên cứu của bà xoay quanh tính chất điện tử của polyelectrolytes liên hợp, giao diện trong các thiết bị quang điện tử, việc tạo và vận chuyển điện tích trong chất bán dẫn hữu cơ, vật liệu mới cho các ứng dụng pin mặt trời hữu cơ, tự lắp ráp phân tử, xử lý vật liệu, đặc tính kích thước nano của pin mặt trời hữu cơ và vật lý thiết bị. Những năm gần đây, nhóm của GS Quyên hướng tới công trình nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao, trong đó làm về phân tử hữu cơ mặt trời. Một số công trình khác như cảm biến sinh học, được ứng dụng để “giao tiếp” giữa các hệ thống điện tử hữu cơ và sinh học nhằm ứng dụng trong y tế.

Trong sự nghiệp khoa học, bà từng nhận nhiều giải thưởng lớn như Harold Plous Award (2007); Giải thưởng Học giả – Giáo viên Camille Dreyfus (2008), giải Nghiên cứu viên của Quỹ học bổng nghiên cứu danh tiếng Alfred Sloan năm (2009), giải thưởng Nghiên cứu viên Đổi mới và Năng lực cạnh tranh Mỹ của Quỹ Khoa học Quốc gia 2010, Giải thưởng Nghiên cứu Cao cấp Alexander von Humboldt năm 2015. Đặc biệt, bà được bình chọn là trong danh sách các trí tuệ khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015, 2016, 2017 và 2018.

Viện Hàn lâm kỹ thuật Quốc gia Mỹ (NAE) thành lập năm 1964, chủ tịch hiện nay là John L. Anderson. NAE có sứ mệnh thúc đẩy sự thịnh vượng của đất nước, thông qua việc thúc đẩy các nhóm ngành kỹ thuật, đưa ra tư vấn chuyên môn cho chính phủ trong những vấn đề kỹ thuật và công nghệ.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

AI phát hiện sự khác biệt đáng kể giữa bộ não của nam và nữ

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá xem liệu có thể phân biệt được bộ não của nam và nữ thông qua việc phân tích các mô hình hoạt động của não hay không.

Hydro trắng – mỏ vàng mới khơi dậy cuộc săn lùng toàn cầu

Tin đồn xung quanh hydro tự nhiên – được mệnh danh là hydro trắng hoặc vàng – đang làm dậy sóng toàn cầu với tư cách là nhân tố thay đổi cuộc chơi tiềm năng trong cuộc săn lùng các nguồn năng lượng carbon thấp, tiết kiệm chi phí, theo Oil Price.

NVIDIA giới thiệu Project GR00T, nền tảng AI thổi hồn cho robot hình người

Với nền tảng công nghệ mới của NVIDIA, các robot thông minh mang hình dáng con người không còn là những sản phẩm của phim ảnh mà sắp trở thành sự thật.

Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới đồng loạt diễn ra tại 3 thành phố lớn

Sáng 17-3, tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam tổ chức lễ khai mạc Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới (MOS World Championship – Viettel) năm 2024. Ngay sau lễ khai mạc, vòng loại quốc gia của cuộc thi đã đồng loạt diễn ra tại 3 thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.