Trang chủ Tin tức Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) – chặng...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2023] Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) – chặng đường lịch sử 48 năm đồng hành cùng khán giả Việt

(KỶ LỤC - WOWTIMES) – Đài truyền hình TP.HCM là kênh truyền hình lớn thứ hai của Việt Nam với nguồn thông tin đa dạng và độ phủ sóng rộng khắp. Trải qua hơn 4 thập kỷ, Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) là thương hiệu uy tín và được mong đợi của hàng triệu gia đình Việt Nam.

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là HTV)

 

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là HTV) trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM với buổi phát hình đầu tiên được thực hiện vào ngay thời điểm trọng đại của đất nước vào tối ngày 01/5/1975.

Tiền thân của HTV là Đài Truyền hình Việt Nam Cộng hòa, còn được biết đến với tên gọi “Đài số 9” (THVN9) phát sóng lần đầu tiên vào năm 1965. Tuy nhiên THVN9 không tránh khỏi những guồng quay của lịch sử. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một ngày trước khi Quân Giải phóng tiến về Sài Gòn, Đài số 9 lên sóng buổi cuối cùng, và chấm dứt hoạt động cùng ngày. Sau một đêm toàn thành phố Sài Gòn không có truyền hình, đúng 7h tối ngày 1 tháng 5 năm 1975, tín hiệu đầu tiên của Đài Truyền hình Sài Gòn Giải phóng được phát đi.

“Đây là đài vô tuyến truyền hình SGGP, phát đi từ Sài Gòn. Kính chào đồng bào ruột thịt và yêu quý! Kể từ giờ phút lịch sử và xúc động này, hồi 11:30 ngày 30/04/1975, thành phố anh hùng và vinh quang của chúng ta đã được giải phóng…” Đó là lời xướng của phát thanh viên Hồ Mỹ Hạnh trong buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Sài Gòn Giải phóng. Kể từ thời khắc đó, một chương mới cho ngành truyền hình Việt Nam được mở ra. Một đài truyền hình mới ra đời, sẽ phục vụ cho toàn thể công chúng từ Bắc chí Nam, trên một dải đất hình chữ S không còn bị chia cắt.

 

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Sài Gòn chính thức được đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình SGGP cũng được đổi thành Đài Truyền hình TP.HCM. 

Từ 2 kênh phát sóng của thời kỳ đầu thành lập, sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, HTV đã có những bước tiến mạnh mẽ, với:

– 7 kênh truyền hình quảng bá (HTV9, HTV7, HTV1, HTV2, HTV3, HTV4, HTV-Thể thao)
– 10 kênh truyền hình trả phí (HTVC-Thuần Việt, HTVC-Gia đình, HTVC-Phụ Nữ, HTVC-Phim, HTVC-Ca nhạc, HTVC-Du lịch cuộc sống, HTVC+, HTVC-Coop, HTVC-Mua sắm tiêu dùng, FBNC)

 

 

Một số kênh thuộc hệ thống HTV

 

Đặc biệt, hai kênh HTV7 và HTV9 hiện được truyền dẫn phát sóng trên hạ tầng của 8 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả phí khác trên toàn quốc gồm: SCTV, VTVCab, AVG, K+, FPT, Viettel, MyTV và VTC.

 

 

Ngoài ra, hệ thống sản xuất tại HTV hiện nay hoàn toàn theo tiêu chuẩn độ phân giải cao HD, sẵn sàng phục vụ việc sản xuất, phát sóng các chương trình của Đài. Hệ thống lưu trữ và phát sóng hiện đại theo công nghệ mới nhất đảm bảo công tác phát sóng 24/24 cho 17 kênh với độ dự phòng cao.

Các nội dung phát sóng trong nước và thế giới đa dạng, bao gồm:

– Những tin tức thời sự mới nhất, cập nhật theo dòng sự kiện

– Những nhận định kinh tế nhạy bén, sắc sảo

– Những thông tin giải trí, thể thao, du lịch, thời trang lôi cuốn, hấp dẫn

– Những bộ phim tài liệu, ký sự và phim truyện mang đậm dấu ấn HTV.

Không chỉ phục vụ nhân dân Thành phố và khu vực phía Nam, HTV từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người dân trên khắp cả nước bằng nhiều hạ tầng truyền dẫn và cung cấp dịch vụ. Đó là:

– Truyền hình số mặt đất
– Truyền hình cáp
– Truyền hình vệ tinh
– Truyền hình qua mạng Internet

Bên cạnh hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, Đài truyền hình TP.HCM còn có các đơn vị trực thuộc bao gồm:

– Tạp chí HTV là ấn phẩm cung cấp thông tin về các chương trình truyền hình , những câu chuyện hậu trường, những ngôi sao, ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên trong nước và quốc tế; kết nối khán giả với các gương mặt truyền hình đang được yêu thích.

 

Tạp chí HTV được sự yêu thích của độc giả trong nhiều năm (Ảnh tổng hợp) 

 

– Công ty TNHH MTV Dịch vụ Kỹ thuật Truyền thông-TMS hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông; Kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền; Tổ chức sản xuất và phát hành các chương trình truyền hình… góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực hoạt động của HTV.

– Trung tâm Dịch vụ Truyền hình-HTVS là nơi thực hiện các dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thông tin kinh tế, thông báo… trên các kênh của HTV; phối hợp thực hiện tài trợ, cung cấp bản quyền các chương trình, tổ chức sản xuất, dịch vụ hậu kỳ…

– Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS) là đơn vị chuyên sản xuất phim truyện, phim tài liệu, ký sự, tạp chí văn nghệ, các loại chương trình giải trí tổng hợp,…

NHỮNG MỐC SON TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

01/05/1975: Đổi tên thành Đài Truyền hình SGGP, Kênh 9 lên sóng trở lại lúc 19:00 sau một ngày dừng sóng.

 

Đây là đài Truyền hình Sài Gòn giải phóng …” – Lời chào đầy giản dị và xúc động gửi đến nhân dân Sài Gòn và cả nước trong buổi phát sóng đầu tiên ngày 01/5/1975 của phát thanh viên Hồ Mỹ Hạnh (trái) và Nguyễn Hữu Phước (phải). 

03/10/1975: Hãng Truyền hình Đắc Lộ chính thức sáp nhập vào Truyền hình SGGP.

02/07/1976: Đổi tên thành Đài Truyền hình TP.HCM (HTV), là đài khu vực Nam Bộ thuộc Ủy ban PT-TH Việt Nam đồng thời cho phần giọng đọc vào phần Giới thiệu chương trình ngày mai.

24/8/1987: Truyền hình Thành phố chuyển qua phát hình màu và chấm dứt hệ đen trắng, tạo ra một bước ngoặt lịch sử mới cho truyền hình Việt Nam.

Năm 1987: Được chuyển giao về UBND TP.HCM, hạ cấp thành đài truyền hình địa phương. 

Năm 1986: Phát sóng trở lại FM 99.9 MHz – kênh FM duy nhất tại Việt Nam hoạt động sau 1975 trong nhiều năm.

Năm 1986: Kênh 7 ra mắt, quảng cáo xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình và cũng là lần đầu tiên một đài truyền hình của Việt Nam phát 2 kênh có nội dung độc lập. Cùng lúc đó, Trung tâm Dịch vụ Truyền hình được thành lập, phụ trách việc quảng cáo và mua, bán bản quyền các chương trình của Đài. Đài bắt đầu có nguồn thu từ đó.

24/08/1987: Chấm dứt hệ đen trắng, chuyển qua phát hình màu lần đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 1988, lần đầu tiên Đài truyền hình trực tiếp ca phẫu thuật tách cặp song sinh Việt – Đức, gồm 72 bác sĩ tham gia, bác sĩ Trần Đông A là trưởng ekip mổ. Đây là lần đầu tiên một ca phẫu thuật được truyền hình trực tiếp tại Việt Nam.

Năm 1989: Truyền hình TP.HCM bắt đầu thực hiện việc “xã hội hóa” bằng việc kêu gọi tài trợ cho Cuộc đua xe đạp Cúp Truyền hình. Từ thành công đó, THTPHCM tiếp tục kêu gọi tài trợ cho cuộc thi Tiếng hát Truyền hình năm 1991, các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thương và nhiều chương trình truyền hình khác.

 

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh là một sự kiện thể thao do Ban Thể dục – Thể thao, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, được xem là cuộc đua xe đạp có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng nhất tại Việt Nam.  

 

01/01/1990: Nâng thời lượng phát sóng cho cả hai Kênh 7 và 9 lên 12 giờ/ngày

18/10/1991: Thành lập Hãng phim Truyền hình (TFS), hãng phim trực thuộc đài truyền hình đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1993: Đài bắt đầu sử dụng kỹ thuật phông xanh để tạo hiệu ứng cảnh nền thay cho phông nền vải trong các chương trình tin tức hoặc khi phát thanh viên giới thiệu chương trình. Cùng thời điểm, dự án “Làm tin không giấy” bắt đầu được tiến hành, đưa HTV trở thành đơn vị đầu tiên sử dụng máy nhắc chữ tại Việt Nam.

Năm 1994: Đưa ra biểu trưng chính thức là HTV. Kênh 7 & Kênh 9 lần lượt có logo là HTV7 và HTV9.

 

 

Năm 1996: Hãng TFS ra mắt bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam Người đẹp Tây Đô (15 tập x 60 phút).

Một loạt phim sau đó tiếp tục đưa tên tuổi TFS và những diễn viên tham gia phim lên tầm cao như Xóm nước đen, Đất Phương Nam, Giã từ dĩ vãng, Đồng tiền xương máu, Người đàn bà yếu đuối, Ngọn nến hoàng cung, Con nhà nghèo, Sương gió biên thùy, Blouse trắng, Nợ đời, Kính vạn hoa... cùng các phim lẻ và ngắn tập Ông cá hô, Chim phóng sinh, Ráng chiều, Mẹ con đậu đũa, Chuyện ngã bảy, Đất trắng, Tôi vào đời…. Bên cạnh đó, TFS là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam hợp tác với Hàn Quốc làm phim sitcom (hài kịch tình huống) Lẵng hoa tình yêu ứng dụng công nghệ quay nhiều máy, thu thanh đồng bộ, chế tác kịch bản theo nhóm.

 

TFS gây dấu ấn trong lòng khán giả với những bộ phim truyền hình chất lượng

 

1/9/1997: Máy phát sóng FM 99.9 MHz được chuyển giao cho Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, chấm dứt hoạt động của đài “Tin tức – Ca nhạc và Báo giờ” dưới sự quản lý của HTV.

Tháng 03/1998: Thành lập Tạp chí HTV.

Năm 1999: HTV đưa vào vận hành hệ thống phát Betacam tự động cho hai kênh HTV7, HTV9. Đó là hệ thống phát hình hiện đại nhất trên thế giới mà HTV là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu cho đến khi truyền hình Việt Nam chấm dứt sử dụng băng Betacam. Hệ thống vận hành với một cánh tay robot được lập trình sẵn, tự động quét mã vạch trên băng hình và bỏ vào khay phát đúng giờ. Việc này đã giúp các kỹ thuật viên giảm bớt áp lực sai sót, đặc biệt ở HTV7 khi kênh này có các chương trình quảng cáo dày đặc và phải chuyển băng liên tục.

 

Hệ thống phát băng tự động kênh HTV9 và HTV7

 

31/12/1999: HTV7, HTV9 thực hiện buổi phát sóng truyền hình dài kỷ lục tại Việt Nam để chào năm mới 2000 (34 tiếng, từ 14h00 ngày 31/12/1999 đến 0h00 02/01/2000).

Năm 2000: HTV đưa kỹ thuật trường quay ảo vào sử dụng đầu tiên tại Việt Nam. 

Cũng trong năm đó, HTV bắt đầu phát sóng phim ký sự đầu tiên của Việt Nam là Trung Hoa du ký (23 tập) và tạo ngay được sự quan tâm của khán giả xem đài. Sau đó, là ký sự Những nẻo đường Trung Hoa (9 tập) cũng tiếp tục nhận được sự cổ vũ của khán giả. Nhưng “đỉnh cao” của dòng phim ký sự, chính là Mê Kông ký sự (92 tập). Bộ phim làm nên một “thương hiệu” phim ký sự của TFS và sau thành công của bộ phim này, TFS tiếp tục cho ra đời hàng loạt các phim ký sự khác như: Ký sự hỏa xa – hành trình xuyên lục địa (75 tập), Huyền bí sông Hằng (70 tập), Ký sự Tân đảo (50 tập), Đi tìm dấu tích ba vua (70 tập)… Nhưng những phim thực hiện sau này không làm theo kiểu Mê Kông ký sự, mà nghiêng về thực tế, cập nhật thông tin, rất thời sự

 

 

.01/07/2003: Thành lập Trung tâm Truyền hình cáp HTVC (HTV Choice).  Sau một năm hoạt động, HTVC đã có 700.000 thuê bao tại TP.HCM, trở thành đơn vị truyền hình trả tiền lớn thứ hai tại Việt Nam ở thời điểm đó.

 

 

 

01/10/2003: Phát sóng kỹ thuật số mặt đất cho 2 kênh HTV7, HTV9 (hệ DVB-T, Kênh 25) và ra mắt 4 kênh truyền hình: HTV1 – Kênh thông tin công cộng, HTV2 – kênh thể thao & giải trí, HTV3 – kênh thiếu nhi, HTV4 – kênh khoa giáo. 

Năm 2004: HTV7, HTV9 được phủ sóng ra các tỉnh phía Bắc do VTC truyền dẫn trên DVB-T.

Trong năm 2004: Chính thức số hóa toàn bộ khâu sản xuất chương trình.

7/05/2005: HTV đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lê Hoàng Quân (đứng giữa) trao danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ban Giám đốc Đài Truyền hình TPHCM.

 

08/02/2005: Thực hiện cầu truyền hình đón giao thừa với Đài truyền hình quốc gia Lào. 

01/06/2005: HTV7 và HTV9 phát sóng 23/24h.

25/11/2005: Sự kiện SEA Games 23 tại Phillippines đánh dấu việc HTV là đài truyền hình Việt Nam đầu tiên thực hiện cầu truyền hình trực tiếp từ nước ngoài. Đó là chương trình Đồng hành cùng SEA Games 23 phát trực tiếp từ Philippines khoảng 15 phút mỗi ngày lúc 19:40 trên HTV9, liên tục từ 25 tháng 11 đến 5 tháng 12 năm 2005. Nhờ đó, khán giả có thể biết được kết quả thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam một cách nhanh nhất. Để làm được việc này, HTV đã thuê chỗ tại IBC, kênh vệ tinh, 2 xe và ekip 3 quay phim, 3 biên tập viên, 2 kỹ thuật dựng và 2 kỹ thuật viên phát sóng tác nghiệp ngay tại nước chủ nhà

Trong năm 2005: Phát sóng quảng bá HTV7, HTV9 từ vệ tinh Thaicom, Measat chuẩn DVB-S.

Năm 2006: Bộ phim hợp tác Việt – Hàn đầu tiên Mùi ngò gai trở thành phim Việt ăn khách nhất tại thời điểm công chiếu với chỉ số rating trung bình 28%

 

 

Cùng với thành công từ mảng phim, các thể loại chương trình giải trí khác, đặc biệt là game show cũng thu hút lượt người xem trung bình trên 40%. Vượt lên chính mình, Rồng Vàng, Vui cùng Hugo… là các game show điển hình chứng minh cho sự thành công của việc “xã hội hóa” truyền hình. Cách làm này sau đó được nhân rộng ra các đài trong cả nước.

 

Vượt lên chính mình là chương trình nhân văn, chiếm được nhiều tình cảm của khán giả cả nước

 

27/04/2006: Khánh thành tòa nhà Trung tâm Truyền hình HTV và vận hành hệ thống server phát sóng tự động, lần đầu tiên tại Việt Nam.

 

Tòa nhà Trung tâm Truyền hình HTV

Năm 2006, Đài truyền hình TP.HCM xác lập các Kỷ lục Việt Nam với nội dung: Cuộc chạy rước đuốc xuyên Việt lớn nhất, Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình lớn nhất; Cuộc thi Tiếng hát truyền hình đầu tiên ở Việt Nam.

 

 

Năm 2008, Đài truyền hình TP.HCM là “Đơn vị đầu tiên ở VN đồng tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại đỉnh EVEREST”. 

06/08/2008: HTVC ra mắt FBNC, kênh truyền hình đầu tiên tại Việt Nam có chuẩn hình ảnh full HD và dịch vụ HDTV.

19/06/2008: Bắt đầu phát sóng các kênh HTV, HTVC từ Vinasat 1, band C và KU, chuẩn DVB-S.

29/04/2009: Áp dụng chuẩn phát sóng DVB-S2 cho các kênh trên vệ tinh Vinasat 1, band C và KU.

07/05/2009: Ngừng sóng analog các kênh HTV1, HTV3, HTV4

18/01/2010: Khánh thành tháp ăng-ten mới cao 254m.

 

 

16/10/2010: Kênh HTV Thể Thao ra mắt, kênh quảng bá chuyên về thể thao đầu tiên tại Việt Nam.

Đầu tháng 1 năm 2012: 60 giây chính thức lên sóng, tập trung vào những sự kiện xã hội. Với điểm nổi bật là trình bày nhanh, gọn, trẻ trung, hoàn toàn khác với phong cách truyền thống của Thời sự, ngay lập tức 60 giây đã tạo nên sức hút và thống trị rating mảng tin tức, kéo theo nhiều thay đổi tương tự ở các đài khác.

 

 

15/05/2012: Chuyển các kênh band KU từ vệ tinh Vinasat 1 sang vệ tinh Vinasat 2.

Từ năm 2013, khi drone (máy bay không người lái) vẫn còn rất mới mẻ trên thế giới thì Đài đã tiên phong trang bị cho đội ngũ quay phim của mình. Tuy nhiên, drone khi ấy chỉ phục vụ ghi hình, chưa thể trực tiếp vì chưa đồng bộ kỹ thuật, đặc biệt với xe màu.

19/05/2013: HTV7, HTV9 là hai trong những kênh quảng bá tại Việt Nam phát sóng chuẩn HD.

10/10/2014: Thành lập Công ty Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam (SDTV), có nhiệm vụ phát sóng DVB-T2.

 

 

18/11/2014: SDTV phát sóng thử nghiệm DVB-T2, kênh 33 với 17 chương trình, trong đó có HTV7 HD & HTV9 HD.

19/12/2014: SDTV phát sóng chính thức DVB-T2, kênh 33.

15/04/2015: Chính thức hoạt động Phim trường HTV Hòa Phú (Huyện Củ Chi).

 

Phim trường Hòa Phú, Củ Chi của HTV rộng đến 49,56 ha. Phim trường đi vào hoạt động sẽ tạo bối cảnh nhiều không gian, thời gian khác nhau, đáp ứng được những cảnh quay cần nhiều hiệu ứng trong phim. Đặc biệt, Hãng phim Đài Truyền hình TP HCM (TFS) nói riêng và các đoàn làm phim cả nước nói chung (thông qua việc hợp tác) có thể tái hiện các đại cảnh chiến trận, cháy nổ có quy mô lớn trong các phim lịch sử, chiến tranh, cách mạng một cách an toàn, hiệu quả, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí làm phim.

 

15/08/2016: Ngừng sóng analog Kênh 7 & 9 VHF theo lộ trình số hóa của chính phủ.

01/10/2016: Bắt đầu nâng cấp chất lượng các chương trình trên HTV7 và HTV9.

01/03/2018: Thử nghiệm phát sóng truyền hình qua hệ T-DMB tại TP.HCM.

03/04/2018:  Lần đầu tiên tại Việt Nam phát trực tiếp toàn chặng đua xe đạp đường trường (Cúp HTV 2018)

 

Sự tiến bộ về kỹ thuật trực tiếp và cách thức tổ chức đã tạo rất nhiều bất ngờ cho khán giả, từ đó kéo theo lượng lớn người yêu xe đạp đồng hành cùng đoàn đua qua sóng truyền hình cũng như mạng xã hội mỗi sáng. Với sức lan tỏa mạnh ngoài dự kiến, HTV đã trực tiếp hầu hết các chặng đua còn lại thay vì chỉ 21/30 chặng như kế hoạch ban đầu.

 

Năm 2019, HTV lần đầu tiên tổ chức truyền hình trực tiếp tất cả các chặng đua của Cúp Truyền hình. Với số lượng camera được tăng cường nhiều hơn và kỹ thuật truyền dẫn tiếp tục cải tiến, khán giả yêu xe đạp đã được theo sát các diễn biến trên đường đua. Nhờ đó, HTV tiếp tục nâng cao vị thế của cuộc đua này

 

Xe màu và xe phát vệ tinh phục vụ Cúp Truyền hình
 

30/01/2019: Phát sóng chuẩn HD cho 2 kênh HTV7, HTV9 trên vệ tinh Vinasat 2, band KU.

10/02/2020: Thời sự 20g tối của HTV9 bắt đầu được phát trực tiếp trên kênh Youtube HTV Tin tức.

29/01/2022: Phát sóng HD cho 2 kênh HTV1, HTV Key trên vệ tinh Vinasat 2, band KU.

 

Suốt hơn 4 thập kỷ qua, làn sóng của đài đã mang đến cho khán giả truyền hình trong và ngoài nước những chương trình truyền hình đậm bản sắc và dấu ấn riêng. Đội ngũ Đài truyền hình TP.HCM không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng nội dung, đổi mới hình thức thể hiện phù hợp xu thế phát triển của công nghệ và nhu cầu, thị hiếu của ngày càng nhiều đối tượng khán giả. Từ những ngày đầu giải phóng đến nay, với những tin tức, hình ảnh kịp thời, sống động của cuộc sống, tất cả là một chặng đường lịch sử của Đài truyền hình thành phố Hồ Chi Minh. Theo dòng chảy không ngừng của thời gian, những cột mốc đáng nhớ sẽ lại được thiết lậ cùng với niềm tự hào, sự đoàn kết một lòng, tinh thần cầu thị, sự sáng tạo không giới hạn của đội ngũ những người làm truyền hình vì một tiêu HTV là một người bạn đồng hành không thể thiếu của người dân thành phố mang tên Bác cũng như cả nước. 

 

Uyên Võ – Kyluc.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên...

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100...

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của...

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi...

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Khách sạn Continental (1880-2024) – 144 năm lưu giữ lịch sử Sài Gòn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Hotel Continental Saigon (tên tiếng Việt là Khách sạn Hoàn Cầu) là được ghi nhận Kỷ lục năm 2005 là Khách sạn có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Hiện nay, với 144 năm hình thành và phát triển, Continental được xem là chứng nhân lịch sử, lưu giữ nhiều dấu chân của những tên tuổi, con người nổi tiếng thế giới.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam...

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên dòng Ô Lâu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.6

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.