Trang chủ Tin tức Trung tướng, Phi hành gia Phạm Tuân - Người viết nên...

[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Trung tướng, Phi hành gia Phạm Tuân – Người viết nên những huyền thoại anh hùng

(KỶ LỤC - WOWTIMES) “Người con của Việt Nam đang bay qua bầu trời Tổ quốc, xin gửi lời thăm hỏi và cảm ơn Nhân dân đã tạo điều kiện để tôi bay vào vũ trụ.” Đó là những lời nhắn gửi từ bên ngoài không gian xa thẳm của nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân khi thực hiện sứ mệnh không gian cùng những cộng sự người Liên Xô. Người con của Việt Nam còn là người duy nhất cho đến nay được 3 lần phong danh Anh hùng và là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Những chiến công lẫy lừng ấy mãi là huyền thoại mà mỗi khi người Việt nhắc đến đều quá đỗi tự hào.

Người lính Việt Nam 3 lần được phong Anh hùng

 

Chân dung Trung tướng Phạm Tuân. Ảnh: Vienamnet

 

Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 trong gia đình có 4 người con tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Người anh cả của ông tham gia chiến đấu và hi sinh vào năm 1952 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Phạm Tuân là người con thứ 2, nối bước anh phục vụ trong quân ngũ. Có thể nói, nhà du hành vũ trụ – Trung tướng Phạm Tuân là người lính đầu tiên đã hiện thực hóa 2 lời tiên tri của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Máy bay B52 sẽ rơi trên bầu trời Hà Nội và Ngày nào đó, người Việt Nam sẽ bay vào vũ trụ

Chiếc MiG – 21 mang số hiệu 5121 đặt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được xem như báu vật quốc gia. Ảnh: sưu tầm

 

Trên không phận Việt Nam, khi khoảng cách đối đầu máy bay địch rút ngắn còn 100Km, người anh hùng Phạm Tuân khi ấy là chiến sĩ lái tiêm kích đêm đã đưa ra quyết định táo bạo: tắt radar, vứt thùng dầu phụ và tăng tốc. Khi còn cách 4Km, người lính trẻ 2 lần không theo lệnh khai bắn từ điều phối viên không lưu mà chờ thời cơ, điều chỉnh đường lại bắn và 1,2,3 – khai nổ. Bầu trời khi đó bỗng rực sáng cùng tiếng nổ vang rền, pháo đài bay mà địch luôn tự hào đã bị bắn hạ từ trên không bởi người lính trẻ Phạm Tuân.

 

Đến gần sáng sau chiến công lẫy lừng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh điện chúc mừng không quân đầu tiên bắn rơi máy bay B52. Ảnh: Internet

 

Ông tham gia quân ngũ vào năm 1965 và được cử sang Liên Xô đào tạo phi công quân sự khi tình hình chiến tranh trong nước chưa lên đỉnh điểm, bầu trời Hà Nội khi đấy vẫn còn bình yên. Chỉ sau 2 năm, cuối năm 1967, Phạm Tuân tốt nghiệp trường Phi công quân sự Liên Xô trở về nước, cảnh tượng điêu tàng, thành phố tan hoang do bom đạn chiến tranh dày xéo đã thôi thúc chàng lính trẻ chiến đấu bảo vệ vùng trời trong Trung đoàn Không quân Sao Đỏ. 

Sau sự kiện ông bắn rơi máy bay B52 từ trên không vào đêm 27/12/1972, năm 1973, Phạm Tuân được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. 

 

Chỉ ít lâu sau hòa bình, Việt Nam có người anh hùng đầu tiên bay vào vũ trụ. Ảnh: tư liệu

Đúng 1 giờ 33 phút ngày 24/7/1980 (theo giờ Hà Nội) con tàu chở người anh hùng Phạm Tuân cất cánh vào không gian. Sau 9 phút, con tàu vượt ra bầu khí quyển của trái đất, gửi gắm giấc mơ khám phá vũ trụ của hàng triệu người trên thế giới. Sau này khi nói về sự kiện quan trọng mang tầm thế giới, ông chỉ khiêm tốn: “Thật may mắn làm sao, tôi lại thực hiện được lời dự đoán của Bác“.

Trong gần 8 ngày tại trạm không gian, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân và người cộng sự Gorbako đã thực hiện 142 vòng quanh trái đất, hơn 30 cuộc thí nghiệm viễn thám hàng không và nhiều thí nghiệm khoa học khác. Ngoài ra, ông còn tiến hành chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái đất.

Sau chuyến bay lịch sử, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh. Cùng năm, Phạm Tuân là một trong những người nước ngoài đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và huân chương Lê Nin. 

 

Phi hành gia Phạm Tuân nhận huân chương tại điện Kremlin. Ảnh: tư liệu

 

WOWTIMES – Hành trình viết nên những huyền thoại anh hùng

Năm 1965, Phạm Tuân tham gia phục vụ quân ngũ và được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt  Nam.

Năm 1967, ông tốt nghiệp trường Phi công quân sự Liên Xô và được biên chế lái máy bay chiến đấu tại Trung đoàn Không quân Sao Đỏ. Ông tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Giữa năm 1972, Phạm Tuân được chọn là một trong 12 phi công đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc đánh B-52. Đêm ngày 27/12/1972, ông trở thành phi công đầu tiên bắn hạ được máy bay B52 của Mỹ từ trên không và trở về an toàn.

Năm 1977, Phạm Tuân được cử đi học tại Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô), năm sau chuyển loại sang bay vũ trụ.

 

Cùng tập huấn với Phạm Tuân là nhà du hành vũ trụ người Nga – Viktor Gorbatko sinh ngày 3/12/1934 là phi công trong cuộc chiến tranh Vệ quốc. Ảnh: Tạp chí Bạch Dương

 

Ngày 1/4 /1979, Phạm Tuân được chọn vào đội bay thứ sáu trong Chương trình hợp tác quốc tế sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình (INTERKOSMOS).

Năm 1980, sau thời gian tập huấn gian khổ và chuẩn bị cho chuyến bay, Phạm Tuân chính thức trở thành thành viên trên con tàu Liên hợp 37. 

 

Người cộng sự Gorbako và Phạm Tuân đã bắt đầu tình bạn tuyệt đẹp vượt không gian, thời gian và là cầu nối hữu nghị giữa hai nước Việt – Xô. Năm 2017, người cộng sự Gorbako đã từ giã cõi đời do bệnh tật. Ảnh: Tạp chí Bạch Dương

 

Ngày 24/7/1980, Tại sân bay vũ trụ Baiconua (Liên Xô), con tàu Liên hợp 37 chở Victor Vaxilievich Gorbatko và Phạm Tuân phóng vào không gian, hướng thẳng đến trạm vũ trụ Salyut 6. Đây là lần phóng thứ 13 và lần kết nối thành công thứ 11 của tàu vũ trụ Soyuz với trạm. Từ đây, con tàu mang theo ước mơ khám phá không gian của hàng triệu người trên thế giới. Đây cũng là chuyến bay mà người Việt Nam và người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, mở đường cho những kiến thức về sự sống ngoài không gian, khoa học vũ trụ phát triển tại Việt Nam.

 

Trong môi trường không trọng lực, ông đã tiến hành các thí nghiệm hòa tan khoáng chất cùng các thí nghiệm vật lý, hóa học, sinh học quan trọng khác. Ảnh: sưu tầm

 

18 giờ 15 phút ngày 31/7/1980, phi hành đoàn an toàn trở về Trái đất, trở thành tâm điểm của báo đài và sự quan tâm của Nhân dân 2 nước. Ảnh: sưu tầm

 

Năm 1982, ông tốt nghiệp Học viện Không quân Gagarin.

Năm 1989, ông là Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Không quân.Từ năm 1999, ông mang quân hàm Trung tướng Không quân Việt Nam, giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng (từ 2000).

Năm 2002, Phạm Tuân được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Military Commercial Joint Stock Bank – tên viết tắt: MB); đồng thời giữ những chức vụ quan trọng trong các công ty trực thuộc ngân hàng này.

Năm 2008: Ông nghỉ hưu theo quy định của Chính phủ.

NHỮNG VINH DANH TỰ HÀO

Năm 1973, Với thành tích lẫy lừng, ông được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Năm 1980, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân là người Việt Nam duy nhất 3 lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng. Cùng năm, ông vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lênin. 

Năm 2006Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập và trao bằng kỷ lục: Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 9 năm 2022, tại Hội ngộ Kỷ lục gia Thế giới lần thứ 4 diễn ra tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã chính thức trao tặng Kỷ lục đến Anh hùng – Trung tướng Phạm Tuân của Việt Nam: Người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.

 

 Tổ chức Kỷ lục Châu Á vinh danh Anh hùng – Trung tướng Phạm Tuân là Người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.

 

Hiện ông đang là Chủ tịch Danh dự Hệ Thiên cầu Kỷ lục Sphere 6 và là Thành viên Hội đồng Xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings)

 

Chuyến bay vào không gian mang tình hữu nghị của hai nước Việt Xô đã trở về mặt đất an toàn và hành trình của nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân đã khép lại từ lâu. Nhưng chính từ đây, hành trình khám phá khoa học vũ trụ của thế hệ người Việt mới bắt đầu. Những huyền thoại của ông không chỉ khẳng định trí tuệ, bản lĩnh người lính Việt Nam mà còn là sự cổ vũ lớn lao cho thế hệ tiếp nối trong hành trình viết nên những huyền thoại của chính mình. Như câu nói của ông trong một cuộc phỏng vấn: “Khi cơ hội đến ta hãy cứ vững tin vào chính mình, mọi chuyện ắt sẽ thành công”.

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi...

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam...

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu...

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.

TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến...

(kyluc.vn) Các khu di tích lịch sử là nơi ghi dấu ấn một thời của lịch sử dân tộc ta. Đến các khu di tích lịch sử, mỗi người không chỉ hiểu hơn về lịch sử dân tộc của một thời kỳ mà còn được khám phá những điều thú vị, hiểu hơn về cuộc sống của một thời kỳ hay bản sắc của một dân tộc nào đó.

Giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

(IDEATIMES) Giỗ Tổ Hùng Vương, còn được gọi là Quốc Giỗ hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Đền Hùng (Phú Thọ): Nơi cội nguồn dân tộc – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các triều đại và nhân dân gìn giữ, hương khói phụng thờ, đã trở thành điểm hội tụ văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, thể hiện tình cảm, sự tri ân công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.