Trang chủ Tin tức Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hóa Ẩm thực, KLG Hồ...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hóa Ẩm thực, KLG Hồ Đắc Thiếu Anh – “người thơ” hơn 50 năm lan tỏa niềm vui và an lạc trong từng món ăn gia đình

(kyluc.vn) - Không chỉ được biết đến là một nhà thơ với rất nhiều bài thơ được dùng để phổ nhạc, hay với vai trò là một nghệ nhân ẩm thực tài năng, bà Hồ Đắc Thiếu Anh còn là một Kỷ lục gia Việt Nam và là thành viên Hội đồng tư vấn của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings trong rất nhiều năm dài. Ngoài ra bà cũng được biết là một người thường xuyên để tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện trong và ngoài nước.

Chân dung nhà thơ, nghệ nhân văn hóa ẩm thực, Kỷ lục gia Hồ Đắc Thiếu Anh (nguồn hình Thanhnien)

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh là một phụ nữ gốc Huế xinh đẹp, vui vẻ, xuất thân trong gia đình khoa bảng, danh tiếng – họ Hồ Đắc làng Chuồn (làng An Truyền). Dù sống ở Sài Gòn hoa lệ gần 50 năm nhưng bà vẫn giữ được nét đẹp của người con gái đất cố Đô với giọng Huế ngọt ngào, luôn mặc áo dài, đội nón lá và nấu những món ăn dù chay hay mặn đều vô cùng tinh tế.

Cả cuộc đời bà có thể gói gọn là một người sống hết mình với đam mê văn chương, đam mê ẩm thực  đam mê giúp người. 

 

ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh thời trẻ là một phụ nữ xinh đẹp và đoan trang (Ảnh nguồn internet)

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh sinh năm 1950 tại Huế trong một gia đình có truyền thống Nho giáo. Cha bà từng làm quan triều Nguyễn, Bộ Lễ rồi Bộ Học và cũng là một trong những Ủy viên phiên dịch sử liệu Việt Nam tại trường Đại học Luật khoa Huế. Mẹ bà là một nghệ nhân ẩm thực.

Từ nhỏ, bà không chỉ yêu thích văn chương mà còn rất đam mê những công việc nội trợ, nhất là nấu nướng và được nghe mẹ giảng giải chuyện xưa chuyện nay cũng như cái đạo của người vào bếp. Bên cạnh đó bà còn được Sư bà trao truyền đạo làm người. Gia đình bà cũng có truyền thống nấu món chay phát từ thiện cho người nghèo vào ngày rằm và mồng một hàng tháng.  

Là nữ sinh Đồng Khánh, theo gia đình vào Sài Gòn từ năm 1970, bà Hồ Đắc Thiếu Anh học hành rất giỏi, bà tốt nghiệp đại học Kinh tế. Bà làm công việc kế toán trong 1/2 tuổi đời theo nghề của mình. Bà yêu nghề nghiệp chuyên môn của mình và đó cũng là cuộc sống đời thường của bà, là cách để duy trì và bảo vệ cuộc sống cũng như nuôi dưỡng những đam mê nghệ thuật và tình yêu nấu nướng. Bà dành thời gian cho cả chuyên môn và cho cả niềm đam mê của mình.

Bà đã in tập thơ đầu tay là “Mênh mông chiều” vào năm 1992sau đó là tập “Giọt buồn nghiêng” năm 1998, và về sau rất nhiều bài thơ cứ thế ra đời và được nhiều người biết đến.

Bà còn học và lấy cả chứng chỉ Cử nhân Anh văn để có điều kiện học hỏi thêm văn hóa ẩm thực phương Tây. Bà thường xuyên được mời làm tư vấn về món ăn Huế, món chay cho nhiều nhà hàng lớn ở Sài Gòn, Hà Nội và trở thành cộng tác viên của nhiều chương trình truyền hình như: Sức Sống Mới, Vui Sống Mỗi ngày, Nụ Cười Ngày Mới trên HTV7, VTV1, VTV3. Bà còn huớng dẫn món Huế tại trường Nghiệp Vụ Du Lịch Sài Gòn, huấn luyện nấu món ăn Việt cho một nhà hàng ở Australia, hướng dẫn nấu món chay cho một số chùa tại các nước Úc và Mỹ.

Với đam mê với nghề bếp, sau thời gian làm việc và thơ ca, bà cũng dành nhiều thời gian cho việc nấu nướng cho gia đình và quảng bá văn hoá ẩm thực truyền thống Huế. Bà thường hướng dẫn các món cung đình và món chay cho các nhà hàng, mở lớp dạy nấu ăn gia đình và nấu ăn thực dưỡng cho chị em Phụ nữ tại địa phương, trao nghề giúp người nghèo có công ăn việc làm…

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh là thành viên Trong Ban Biên Tập Tủ sách Nhớ Huế, thường xuyên viết về văn hóa ẩm thực cho các tạp chí Sài Gòn tiếp thị, Du Lịch, Món Ngon Việt Nam; phụ trách trang ẩm thực chay cho các tạp chí Vô Ưu, Hương Từ Bi…

Năm 1995 bà đã tham gia quảng bá thành công món ăn Huế tại một số nhà hàng tại Melbourne – Úc.

Năm 2003, bà trở thành Hội viên Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh.

Năm 2004 bà tham gia Hội chợ Văn Hoá Ẩm thực Việt Nhật tổ chức tại TP.HCM và cùng Khách sạn Sông Hương thực hiện gian hàng quảng bá Món ăn Huế.

Năm 2005 bà giới thiệu các món ăn chay Việt Nam tại một số Thiền viện của Cộng Đồng Dallas Texa, Mỹ.

Năm 2010 bà tham gia Hội chợ Ẩm thực xanh tổ chức tại Mỹ Đình, cùng Công ty Dân Khang thực hiện gian hàng quảng bá món ăn dinh dưỡng không sử dụng thịt.

Năm 2013, bà phát hành cuốn sách “An Lạc Mùa Chay” hướng dẫn nấu món ăn chay do Công Ty Sách Phương Nam phát hành.

 

“An lạc mùa chay” – Ảnh nguồn internet

Từ 2014 bà thường xuyên đóng góp bài cho Hội Quán Các Bà Mẹ viết sách về Món ăn mùa thi và thai giáo.

Năm 2015, bà phát hành cuốn sách “Mứt Việt” Vị Ngọt Tết xưa hướng dẫn làm 21 món mứt truyền thống. Sách viết chung với con gái Nguyễn Hồ Tiếu Anh, do Công Ty Sách Phương Nam phát hành.

Năm 2017, bà ra mắt cuốn sách Món Cuốn Xanh với thông điệp Gói yêu thương trong dinh dưỡng lành cùng con gái là Nguyễn Hồ Tiếu Anh đã được ra mắt tại đường sách Nguyễn Bình – TP. Hồ Chí Minh. Trong sách, ngoài công thức các món ăn chay từ phở cuốn, bì cuốn chả giò bách hoa, các món cuốn,… đến cách chế biến 10 món nước sốt chay,… hình ảnh những món ăn sinh động và đẹp mắt, tác giả còn xen lẫn những bài thơ và bài viết. Buổi ra mắt sách được dẫn dắt bởi TS. Phạm Thị Thúy. Đến tham dự và chia vui cùng tác giả, có đông đảo bạn bè của Hội Nhà văn TP.HCM và CLB Dưỡng sinh, đồng nghiệp, người yêu sách…

 

Buổi ra mắt sách Món Cuốn Xanh của bà Hồ Đắc Thiếu Anh (Ảnh nguồn phunuhiendai)

 

Năm 2018, như một món quà dành cho những người yêu bếp dịp tết, nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh vừa cho ra mắt bộ sách “Nấu ngon ăn lành” gồm 2 cuốn: “20 món mặn ngon – lành và dễ nấu” và “20 món chay ngon – lành và dễ nấu”. Bộ sách chính là tâm niệm của tác giả với mong muốn truyền tải cách nấu những món ăn truyền thống Việt Nam đến mỗi gia đình Việt, để ai cũng có thể mang đến “cơm lành, canh ngọt” cho những người thương yêu; đồng thời “tiếp thị” món ăn Việt đến bạn bè quốc tế.

Năm 2018 tham gia quảng bá thành công và hướng dẫn nấu món chay và các món ăn truyền thống Việt tại Melbourne – Úc.

Bà thường xuyên tham gia sự kiện Ẩm thực chay “Suối nguồn từ bi” các năm, và cùng con gái Nguyễn Hồ Tiếu Anh và một số phật tử, cùng thực hiện các mâm cỗ “An lạc mùa chay” ngon và lành, đồng thời tạo nguồn thu hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn.

 

Nghệ nhân ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh cùng các phật tử thực hiện mâm cỗ “An lạc mùa chay” (Ảnh tapchisonghuong)

 

Năm 2020 bà phát hành cuốn sách “Bánh Việt truyền thống mùa lễ hội” viết chung với con gái Nguyễn Hồ Tiếu Anh, do Công Ty Sách Phương Nam xuất bản.

Công việc quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam được bà thực hiện gần như cả cuộc đời bằng việc dành nhiều thời gian tham gian tổ chức các sự kiện toàn quốc, cộng tác chuyên môn các Đài truyền hình trong nước, Mở lớp dạy nữ công gia chánh.

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh luôn tự hào với “truyền nhân” của mình, đó chính là người con gái ruột Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Hồ Tiếu Anh. Hai mẹ con luôn song hành cùng nhau trong công việc và cuộc sống (ảnh tổng hợp từ internet). 

 

Hiện tại, dù đã bước qua 70 tuổi, bà vẫn đảm trách nhiều vai trò tại các CLB Bếp chay Việt; giảng dạy nấu ăn tại các Trung tâm đào tạo và tại tư gia, các lớp Ẩm thực xanh, Bếp Việt, Nấu ăn gia đình, Món ăn ba miền. Đồng thời bà còn là Hội viên chuyên ngành Văn hoá Ẩm thực Liên hiệp các Hiệp hội UNESCO Việt Nam; Thành viên Ban Cố vấn Hiệp Hội Văn Hoá Ẩm thực Việt Nam; Thành viên Hội Đồng tư vấn Hội Kỷ Lục Việt Nam; Hội viên CLB Ẩm thực chay Unessco; Hội Viên CLB Ẩm thực chay Đồng Tâm (Thuộc Hội Phụ nữ Từ thiện TP.HCM)

 

TÌNH YÊU SAN SẺ CHO THƠ CA VÀ NỀN ẨM THỰC VIỆT

Bài thơ đầu tiên mà “cô bé” Hồ Đắc Thiếu Anh sáng tác là lúc 13 tuổi với một bài họa thơ Đường có chủ đề “Đứa ăn mày” (1963). Bài thơ đã được các thi hữu tiền bối của cha vô cùng tán thưởng.

Từ đó, bản thân bà cũng xem thơ như một cái nghiệp, là điểm tựa của tâm hồn để gởi gắm không chỉ là nỗi nhớ, kỷ niệm mà mỗi bài thơ, mỗi giai đọan sáng tác của bà đều chứa đựng một thông điệp về tình người, tình yêu quê hương đất nước.

Những người đồng hương Huế tự hào về bà Hồ Đắc Thiếu Anh đó là “khuôn mặt đại diện cho lớp đàn em, kế tục xứng đáng, có khả năng làm thăng hoa dòng thơ miền Hương – Ngự”. Nhiều bài thơ bà viết được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc tâm tình sâu lắng như mang hơi thở của Huế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, trăn trở mà trải lòng. Bà được biết đến qua các tác phẩm Mênh mông chiều, Giọt buồn nghiêng, Mưa rêu, Mùa lá chín cùng album thơ nhạc: Hương chùm kết, Sao không là ngày xưa, Khúc vàng phai…,

Đọc thơ của bà giai đoạn sáng tác buổi đầu mang nặng tâm tình của một cô gái Huế. Các bài thơ nổi tiếng có thể kể đến: “Mưa rêu” (2003), “Mùa lá chín”(2007), một số chùm thơ in chung trong nhiều tuyển tập “Chút tình với Huế” (2000), “Sài Gòn nhớ Huế” (2001), “Tự tình với Huế” (2004), thơ in trong các tập thơ tuyển chọn như: “Dạ thưa xứ Huế”, “700 năm thơ Huế”, “Sài Gòn Thơ”, “Thơ Việt Nam”, “Ngàn năm thương nhớ”, “Thơ TP. Hồ Chí Minh”… Chị in tiếp hai tập thơ riêng: “Mưa rêu” (2003) và “Mùa lá chín”(2007).

Ngoài các tập thơ, bà còn phát hành 5 Album thơ phổ nhạc: Sông mùa Trẻ lại, Hưong chùm kết, Sao không là ngày xưa, Khúc vàng phai, Mẹ Trùng Dương. Tính đến thời điểm này bà đã có hơn 70 bài thơ được 21 nhạc sĩ phổ thành ca khúc. Thơ và thơ phổ nhạc của Hồ Đắc Thiếu Anh cũng an nhiên góp cho đời bằng cách lan toả riêng biệt. 

Ngoài tình yêu thơ ca, nấu ăn chính là một niềm đam mê và thực hiện vô cùng nghiêm túc. Đối với bà, nấu ăn cần nhất phải sạch, phải ngon và lành, phải nấu bằng tình yêu thương. Mỗi món ăn là một lời chúc lành gởi đến thực khách dù đó là món ăn cho người thân, cho bạn bè hay món ăn từ thiện. Đó cũng là điều bà dạy con gái, dạy học trò và là điều bà làm gương cho mọi người khi vào bếp.

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh thường có mặt trong các chương trình liên quan đến văn hóa ẩm thực Việt để lan tỏa và chia sẻ tình yêu ẩm thực rộng khắp (ảnh tổng hợp từ internet)

 

Đối với bà, nấu ăn không chỉ là nguồn cảm hứng, là đam mê và sáng tạo mà còn là trách nhiệm của một người con nước Việt trong hành trình phát huy, giữ gìn nền Văn hoá ẩm thực lâu đời của cha ông. Gia tài văn hoá ẩm thực Việt vô giá đã và đang từng ngày được thế giới công nhận. Với cái tâm cái tình của người đam mê bếp núc, bà luôn muốn cống hiến và đóng góp chút hương hoa vào kho tàng ẩm thực Việt Nam và đưa các giá trị Việt vươn ra thế giới.

Bà đặc biệt yêu thích các món ăn chay, vì đối với bà món chay vừa thanh tịnh, vừa giàu dinh dưỡng tự nhiên từ rau, củ, quả nhưng lại rất tốt cho sức khỏe con người. Bà đã cho ra mắt nhiều cuốn sách về văn hóa ẩm thực Việt như: An lạc mùa chay – Món chay dâng  mẹ (NXB Phụ nữ, 2014); Mứt Việt – Vị ngọt Tết xưa (NXB Phụ nữ VN, 2015); Bộ sách Nấu ngon ăn lành (NXB Phụ nữ VN, 2017); Món cuốn xanh – Gói yêu thương trong dinh dưỡng lành (NXB Phụ nữ VN, 2019); Bánh Việt Truyền thống mùa lễ hội (NXB Phụ nữ VN, 2020).

Cuốn sách Bánh Việt Truyền thống mùa lễ hội (NXB Phụ nữ VN, 2020) do bà Hồ Đắc Thiếu Anh và con gái Nguyễn Hồ Tiếu Anh thực hiện (Ảnh nguồn internet) 

 

Bà thường xuyên làm giám khảo các Hội thi nấu ăn chay các tỉnh phía Nam do CLB Văn Hoá Ẩm thực Unesco tổ chức tại TP.HCM. Cũng như làm người dẫn chương trình buổi toạ đàm về món chay như tọa đàm Con Đường ăn chay tại trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng TP.HCM do CLB Văn Hoá Ẩm thực Unesco tổ chức.

Bà cũng thường tham gia các chương trình cho bà mẹ và trẻ em, như Hội chợ do Hội Quán Các Bà Mẹ tổ chức tại TP.HCM, quảng bá các chủ đề dinh dưỡng Ẩm Thực xanh, hướng dẫn thực hiện và phát từ thiện các món ăn Chay để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và khuyến khích làm sạch môi trường.

 

NGƯỜI PHỤ NỮ HUẾ VỚI TÂM HỒN LÀNH THIỆN

 

“Đối với tôi đạo làm thơ, đạo làm bếp, đạo làm người gắn kết nhau trong một thể thống nhất, thúc đẩy và bổ sung cho nhau, hợp nhất thành một chữ Tâm. Đó là phương châm, là lẽ sống của đời tôi”. Bà Hồ Đắc Thiếu Anh chia sẻ.

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh luôn quan niệm rằng sống trên cuộc đời này, chữ Tâm phải cần đặt lên trên tất thảy, đó là phương châm, là lẽ sống mà cả cuộc đời bà dành trọn để hoàn thành. Tâm hồn lành thiện của bà thể hiện rất nhẹ nhàng, bình dị, không khoa trương hay ồn ào kèn trống.

Bà đã từng tham gia tổ chức “Ngày cơm chay tình thương” tại Liễu Quán Huế, phát hành 2000 phiếu cơm chay gây quỹ từ thiện cho 6 Trung tâm khuyết tật Huế.

Bà tham gia Hội chợ ngày Quốc Tế Thiếu nhi tổ chức tại Cung Văn Hoá Thiếu Nhi cùng CLB Ẩm thực chay Unessco thực hiện 2 gian hàng Ẩm thực xanh phục vụ công chúng.

Bà cùng Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo tổ chức chương trình “Bông Hồng Dâng Mẹ” tại Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ TP.HCM nhân Mùa Báo Hiếu và thực hiện giàn Bánh Bông Hồng gồm 2012 chiếc bánh hoa hồng làm từ bột sen tán tặng chương trình gây quỹ từ thiện.

Bà thường xuyên tổ chức từ thiện tại các trung tâm khuyết tật, câu lạc bộ trẻ em đường phố, trại trẻ mồ côi, trường học vùng sâu, bếp ăn miễn phí ở các bệnh viện, chùa chiền…tại Thừa Thiên Huế, TP.HCM, và nhiều nơi khác trên khắp cả nước.

 

Bà Hồ Đắc Thiếu Anh trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Huế (năm 2014)

 

Trong những chuyến đi từ thiện những bài thơ ngẫu hứng ra đời như Hoa của đất, Như giọt sương long lanh… những áng thơ cô viết ra để chia sẻ với cuộc đời bất hạnh trong khoảng thời gian hơn 30 năm cô làm từ thiện.

Năm 2000, nhân dịp Festival quốc tế Huế 2010, bà cùng với những người con xa quê tổ chức Ngày cơm chay tình thương tại Trung tâm văn hoá Liễu Quán Huế, với 2000 suất cơm chay đã góp phần san sẻ những phận nghèo, các trẻ em khuyết tật, tổng số tiền thu Ban từ thiện giao trực tiếp cho các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật ở Huế.

Bà còn tổ chức chương trình Thơ – Nhạc từ thiện chủ đề Như giọt sương long lanh ngày 01-11-2008 tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM, mọi chi phí cho chương trình cá nhân bà phát tâm tự lo, toàn bộ khoản thu về gần 90 triệu đồng từ bán đấu giá 4 bộ Nhớ Huế, tập thơ Mùa lá chínalbum nhạc phổ thơ Khúc vàng phai, kèm một số kỷ vật gia truyền của bà. Toàn bộ số tiền thu được chuyển cho Ban Từ thiện đồng hương TP. Huế trực tiếp ủng hộ cho trẻ em nghèo hiếu học vùng sâu Nam Đông, A Sao, A Lưới (Huế).

 Bà đã cũng cùng nhạc sĩ Lê Đức Thắng thực hiện dự án Âm nhạc trị liệu để đem đến công chúng những bài hát có thể xoa dịu nỗi niềm và những điều tốt đẹp đến người nghe

 

NHỮNG THÀNH TỰU CUỘC ĐỜI

Với tài năng và những đóng góp thầm lặng trong suốt cuộc đời mình, bà Hồ Đắc Thiếu Anh đã được nhiều tổ chức vinh danh và trao tặng các giải thưởng cao quý như:  

+ Hội chữ Thập Đỏ TPHCM phong tặng danh hiệu Hoa việc Thiện năm 2008,

+ Huy chương vì sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam do Bộ Trưởng Công Nghiệp trao tặng,

+ Hội kỷ lục VN phong tặng Sứ giả quảng bá Văn hoá ẩm thực Việt Nam,

+ Bằng khen của Liên Hiệp các hiệp Hội UNESCO Việt Nam, về thành tích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của Liên Hiệp các Hội UNESCO Việt Nam,

+ Các giấy chứng nhận của UBND Tỉnh Thừa thiên Huế năm 2012, 2014, 2016, 2018 về thành tích tích cực đóng góp vào sự phát triển Văn Hóa Ẩm thực Huế và Hội thảo Khoa học Quốc tế Ẩm thực Cung đình và Dân gian Huế,

+ Năm 2020 Hiệp Hội Văn Hoá ATVN Vinh danh thành tích đã đóng góp tích cực vào sự thành công và phát triển Hiệp Hội,

+ Bà được Tổ chức Kỷ Lục Gia Việt Nam – VietKings tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục là “Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hoá Ẩm thực Việt Nam có nhiều đóng góp vào công cuộc giữ gìn, nâng tầm và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam cùng gần 70 bài thơ được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc” năm 2020.

 

(Ảnh nguồn internet)

+ Các giấy chứng nhận của Hiệp hội Du lịch, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 vế thành tích đóng góp VHAT tại các lễ hội.

 

Đối với nhà thơ, nghệ nhân văn hóa ẩm thực, KLG Hồ Đắc Thiếu Anh thì cuộc sống của một con người cần lắm sự tử tế, vị tha, chân thành, tình yêu thương con người và tình yêu nghề nghiệp. Một người biết lắng nghe và biết tiếp thu thì sẽ là một con người hạnh phúc, hãy lấy hạnh phúc của người khác để là hạnh phúc của chính mình. 

 

Uyên Võ – Kyluc.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá...

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2)...

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa...

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…

Cáp treo Fansipan (Lào Cai) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.1) –...

(kyluc.vn) Cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đã tạo nên một dấu ấn quan trọng cho du lịch Sa Pa, Lào Cai, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đưa Lào Cai từng bước trở thành trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia và mang tầm quốc tế.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.23) Làng cổ Túy Loan (Đà Nẵng): Nơi lưu giữ giá trị văn...

(kyluc.vn) Với lịch sử trên 500 năm, làng cổ Túy Loan không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử và truyền thống mà còn là ngôi làng đến nay vẫn mang theo đặc trưng của văn hóa làng quê Việt Nam.

TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Bên cạnh những di sản thiên nhiên và văn hóa, hình ảnh du lịch Việt Nam trong thời đại mới còn gắn liền với những công trình đáng kinh ngạc như cáp treo, được truyền thông thế giới khen ngợi và là cách để phát triển du lịch bền vững.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…