Trang chủ Tin tức Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân tộc Bông Sen: Tự hào...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân tộc Bông Sen: Tự hào 61 năm tỏa ngát hương thơm trong lòng Thành phố mang tên Bác

(KỶ LỤC - WOWTIMES) Quy tụ nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng, đến nay, sau hơn 6 thập niên hình thành và phát triển, Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân tộc Bông Sen đã tạo dựng được vị trí xứng đáng và vững chắc trong lòng khán giả cùng giới chuyên môn bởi thành tích nghệ thuật và đội ngũ nghệ sĩ tài năng...

 

Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen là đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM có chức năng biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật ca – múa – nhạc dân tộc.

Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen được thành lập và tồn tại hơn 60 năm qua, đây là cái nôi đã và đang đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp cho đất nước nhiều tài năng nổi tiếng trên các lĩnh vực như NSND Quốc Hương, Nhạc sĩ Hoàng Việt, Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, Nhạc sĩ Bảo Chấn, Nhạc sĩ Thế Hiển, NSND Việt Cường, NSND Phương Bảo, NSND Đỗ Lộc, NSND Hoàng Phi Long, NSND Trần Chính, NSƯT Ái Xuân, NSƯT Quang Lý, NSƯT Đặng Hùng, NSƯT Vương Linh, NSƯT Nhất Sinh, NSƯT Đinh Linh, NSƯT Tuyết Mai, NSƯT Vân Khánh, NSƯT Linh Nga…

Nơi đây, không chỉ tập hợp được đội ngũ nghệ sĩ tài năng mà còn bồi dưỡng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ trưởng thành và phát triển. Đây vừa là nơi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc dân tộc, vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật thông qua những công trình nghiên cứu, sáng tạo.

Hiện nay, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen đang thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật phong phú, đa dạng về màu sắc, hấp dẫn về nội dung nhằm phục vụ khán giả, đồng thời bảo tồn, giao lưu và truyền bá âm nhạc Việt Nam với các nước trên thế giới.

DẤU MỐC QUAN TRỌNG

– Tiền thân của Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen là Đoàn Ca múa Nhân dân miền Nam và Đoàn Múa hát Giải phóng, nơi quy tụ một đội ngũ nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hùng hậu, đầy nhiệt huyết đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, công tác đối ngoại, biểu diễn phục vụ quân – dân, tham gia chiến đấu, lao động, đào tạo đội ngũ kế thừa… trong những năm tháng đấu tranh, dành độc lập. Tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đoàn ca múa miền Nam ra đời nhằm phục vụ cho mặt trận đối ngoại, đem nghệ thuật cách mạng giới thiệu với nhân dân trên thế giới, không những thế anh chị em còn vào biểu diễn phục vụ tuyến lửa, các trận địa phòng không thời giặc Mỹ đánh phá ác liệt ở miền Bắc…

Trong những năm tháng gian khổ khói lửa ấy, anh chị em nghệ sĩ của Đoàn múa hát Giải Phóng đã đem tiếng đàn, câu hát, điệu múa đi khắp các chiến trường miền Đông phục vụ chiến sĩ đồng bào miền Nam.

 

 

Buổi biểu diễn của Đoàn múa hát Giải Phóng trong chiến khu.

 

– Thời kỳ hưng thịnh nhất của đoàn là vào năm 1967. Một số anh chị em nghệ sĩ được huy động từ nhiều nguồn như: Văn công Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam – Trường Âm nhạc Việt Nam – Đoàn ca múa Nhân dân TƯ… đã tạo nên một diện mạo mới chuyên nghiệp hơn, chính quy hơn.

– Đỉnh điểm hoạt động của Đoàn múa hát Giải Phóng là sự tham gia vào chiến dịch tổng tiến công nổi dậy của quân dân miền Nam mùa xuân năm 1968 lịch sử cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước.

Với bề dày về hoạt động chuyên môn và truyền thống hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc, mặc dù trải qua nhiều thử thách, hy sinh mất mát trong môi trường chiến tranh ác liệt, nhưng bao thế hệ nghệ sĩ vẫn luôn vững niềm tin, tạo nên những thành tựu vượt bậc trong hoạt động biểu diễn phục vụ, thắp lửa nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy nghệ thuật dân tộc, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

– Năm 1976, hai đoàn đã sát nhập thành Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen, mang một diện mạo mới: Đoàn Nghệ thuật Bông Sen TP.Hồ Chí Minh và cho tới ngày nay được nâng lên một đẳng cấp mới, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và mang một màu sắc đặc trưng của riêng mình: Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen – một đoàn nghệ thuật chính thống của TP.Hồ Chí Minh.

– Tháng 9 năm 1995, Đoàn múa Những Ngôi Sao nhỏ được thành lập, dưới sự dìu dắt của NSƯT Đặng Hùng và NSƯT Vương Linh và do Nhà hát bảo trợ. Đối tượng ban đầu là tất cả các cháu độ tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên (tiểu học, THCS, THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh và các con em nghệ sĩ của Nhà hát Bông Sen. Mục tiêu là huấn luyện các thể loại múa, đặc biệt là múa dân tộc theo xu hướng chính quy, chuyên nghiệp. Vấn đề kinh phí được thực hiện theo mô hình xã hội hoá, tức kinh phí chủ yếu do phụ huynh đóng góp, thầy cô đóng góp công sức, cơ sở vật chất do Nhà hát Bông Sen hỗ trợ. Đoàn múa không chỉ là nơi truyền dạy nghệ thuật múa còn là nơi giáo dục nhân cách, tình đoàn kết, tình đồng đội cho các em.

Mặc dù cơ sở vật chất thiếu thốn, chật hẹp, trang thiết bị còn hạn hẹp nhưng với lòng nhiệt tình của thầy cô và sự quyết tâm, hăng hái của các em, đến nay đoàn múa Những Ngôi Sao nhỏ luôn sát cánh cùng Nhà hát Bông Sen trong mọi hoạt động từ thực hiện nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, lễ hội,…Lúc đầu chỉ với 15 em, từ khi thành lập đến nay đã tiếp nhận và đào tạo hàng trăm em ở nhiều độ tuổi, trong đó có nhiều cá nhân đạt thành tích nghệ thuật cao trong và ngoài nước và đóng góp rất lớn cho nghệ thuật múa TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.

– Sau 18 năm (năm 2013) Nhà hát đã đào tạo được khoảng hơn 750 nghệ sĩ cho làng múa Việt Nam. Trong đó, nhiều nghệ sĩ nổi bật như là: Linh Nga, Thuỳ Chi, Mai Trung Hiếu, Bảo Ngọc, Minh Anh… các nghệ sĩ trẻ này không chỉ được học mà còn được tham gia biểu diễn và dành được nhiều giải thưởng quan trọng.

 

Nhiều thế hệ nghệ sĩ múa đã trưởng thành từ Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen

 

 

Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen là đơn vị nghệ thuật có sự quan tâm đặc biệt và luôn thực hiện công tác đào tạo đội ngũ kế thừa trên nguyên tắc chuyên nghiệp – chính quy và mang đậm chất dân tộc. Sự quan tâm đó đã được thực hiện theo một chiến lược mang tính lâu dài, ổn định và nhất quán. Điều đó đã mang lại thành công cho Nhà hát trong thời gian qua, đóng góp tích cực cho hoạt động nghệ thuật múa nói riêng, nghệ thuật biểu diễn của dân tộc nói chung.

– Năm 2001, đổi tên thành Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen.

– Bắt đầu từ năm 2007, Nhà hát đã thực hiện tuyển chọn 10 em học sinh có độ tuổi từ 11 đến 13 tham gia khóa đào tạo cao đẳng ngành múa, nhạc cụ dân tộc tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây – Trung Quốc. Nhiều em tham gia các hội thi nghệ thuật chuyên nghiệp do Trung Quốc tổ chức và đã đạt giải cao như Trung Hiếu, Minh An, Bảo Ngọc, Kim Tuyền…

 

 

 

– Năm 2011, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen TPHCM kỷ niệm 50 năm thành lập (1961 – 2011).

Qua hơn 60 năm hoạt động, nhà hát có hơn 40 nghệ sĩ đã hy sinh tại các chiến trường, đó là những cánh chim đầu đàn của nền nghệ thuật cách mạng như các NS Hoàng Việt, Trần Hữu Trang, Quốc Hương, Vĩnh Bảo, Sĩ Tô… cùng rất nhiều những tên tuổi lớn đã và đang tiếp tục có những đóng góp, hỗ trợ hết mình cho thế hệ nghệ sĩ trẻ trên con đường học nghề, trui rèn đạo đức, góp phần gìn giữ và củng cố nền móng và phát huy những giá trị nghệ thuật dân tộc đã được khẳng định.

 

 

Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen đã mang đến buổi giao lưu những tiết mục thú vị cho thầy và trò trường THPT Nguyễn Công Trứ tại TP.HCM

 

Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen là đơn vị nghệ thuật đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động múa dân gian, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị múa dân gian trong xã hội đương đại. Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa dân gian, nhà hát có thể vừa bảo tồn, vừa phát triển (cải biên) nhưng phải phù hợp bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút tài năng nghệ thuật; tăng thêm nguồn lực… để phát triển đoàn múa.

Hiện nay, Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen đang thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật phong phú, đa dạng về màu sắc, hấp dẫn về nội dung nhằm phục vụ khán giả trong nước đồng thời bảo tồn, giao lưu và truyền bá âm nhạc Việt Nam với các nước trên thế giới.

WOWTIMES – THÀNH TỰU NỔI BẬT

Hơn 60 năm hoạt động, Nhà hát đã thực hiện hơn 400 chương trình nghệ thuật đặc sắc, giao lưu với trên 40 quốc gia trên thế giới, phục vụ gần 100.000 lượt công chúng trong nước và nước ngoài.

– Được Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động hạng Nhất

– Huân chương Lao động hạng Nhì

– Huân chương Lao động hạng Ba

– Nhiều giải thưởng cao quý của quốc gia và quốc tế dành cho tập thể và cá nhân các nghệ sĩ

– Ngày 30.1.2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập Kỷ lục: “Chương trình nghệ thuật về sen đặc sắc nhất” cho Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân tộc Bông Sen. Chương trình nghệ thuật “Sen” ra đời từ năm 2010 từ ý tưởng của nghệ sĩ múa Linh Nga muốn tôn vinh hình ảnh đóa hoa dân tộc, cũng là tên của Nhà hát Bông Sen nơi cả gia đình cô gắn bó từ lâu. Chương trình được biểu diễn tại nhiều tỉnh thành, gây được tiếng vang và đoạt giải thưởng cao tại hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. 

 

Xuyên suốt chương trình với các tiết mục biểu diễn, các nghệ sĩ múa, ca sĩ và nhạc công của Nhà hát Bông Sen đã dùng ngôn ngữ nghệ thuật “biến hóa” hết sức đa dạng hình ảnh những đóa sen hồng.

 

Trên nền những giai điệu khoan thai, dìu dặt của âm nhạc dân tộc, các nghệ sĩ như hóa thân thành những cánh sen khoe sắc trong những bộ trang phục biểu diễn cách điệu hoa sen kết hợp hài hòa với ánh đèn sân khấu huyền ảo. Họ khéo léo tạo hình nhiều vòng trong và ngoài tựa như những lớp cánh sen hồng phớt trắng ấp vào nhau, để rồi qua từng vũ điệu, những cánh sen lần lượt nở ra, vươn lên và nhảy múa, hệt như đặc tính của hoa sen: không gai góc nhưng không hề yếu ớt, mộc mạc, đằm thắm nhưng ngay thẳng và luôn vươn lên bầu trời xanh. Bên cạnh vũ điệu đẹp mắt, khán giả còn được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc dân tộc “thịnh soạn”. Ngón đàn, giọng sáo điêu luyện của nhiều thế hệ nghệ sĩ, từ những người có thâm niên như NSƯT Anh Tuấn, NSƯT Đinh Linh đến những nghệ sĩ trẻ như Đinh Nhật Minh, Long Phi,… trong các tiết mục hòa tấu Sắc sen, Những búp sen đã cùng quyện nên những giai điệu mộc mạc, réo rắt, vui tươi và thấm đượm hồn dân tộc.

– Tháng 8 năm 2013: Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen đón nhận Kỷ lục Việt Nam “Nhà hát đào tạo lực lượng nghệ sĩ múa nhiều nhất”Đây là lần thứ hai nhà hát đón nhận Kỷ lục Việt Nam.

 

 

NSƯT Đặng Hùng, đại diện nhà hát Bông Sen nhận bằng chứng nhận Kỷ lục Việt Nam

 

Nghệ sĩ Linh Nga cùng đoàn múa trong chương trình nghệ thuật Sắc Sen mừng Kỷ lục

 

 

– Năm 2022, với ý nghĩa tô điểm cho vẻ đẹp của nền văn hóa đậm đà bản sắc của TP.HCM trên nền tảng văn hoá Nam Bộ – nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng đất, con người Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TP.HCM, là biểu tượng về sự hy sinh của thế hệ đi trước đã chiến đấu anh dũng để giành lấy độc lập, tự do cho đất nước, Chương trình nghệ thuật Sen trắng do Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen dàn dựng được Hội đồng Nghệ Thuật của Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 đánh giá cao.

 

 

Sen trắng đã mang về 8 huy chương, gồm 1 Huy chương vàng dành cho chương trình Sen trắng, 3 Huy chương vàng, 3 Huy chương bạc, 1 Huy chương đồng cho các tiết mục. Ngoài ra Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen còn nhận được 2 bằng khen của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam.

 

 

– Trong lĩnh vực đào tạo nghệ sĩ, diễn viên, từ năm 1995 đến nay, Nhà hát đã đào tạo, bồi dưỡng 705 nghệ sĩ trẻ trong đó có khoảng trên 500 nghệ sĩ trong lĩnh vực múa, đặc biệt là đoàn múa Những Ngôi Sao Nhỏ đã để lại dấu ấn sâu đậm đối với công chúng.

 

Nhà Hát Ca Múa Nhạc Dân Tộc Bông Sen vinh dự được tái diễn lại những cảm xúc khó quên của “Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước” diễn ra ở Nhà Hát Thành Phố.

 

Đến nay, Nhà hát Bông Sen đã có nhiều chuyến lưu diễn trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 1.000 tiết mục ca – múa – nhạc phục vụ đối ngoại, giao lưu văn hóa, chính trị và đặc biệt phục vụ công chúng trong và ngoài nước, mang đến cho khán giả những chương trình, tiết mục ca, múa, nhạc dân tộc đỉnh cao, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

 

Lễ Kỷ Niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn Độ (06/01/2022)

 

Tự hào với truyền thống hơn 60 năm, Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen là Bông Sen trong lòng thành phố mang tên Bác, mãi tỏa ngát hương thơm, tự hào là con chim đầu đàn trong lĩnh vực nghệ thuật dân tộc. Quy tụ nhiều thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng, đến nay Nhà hát Bông Sen đã tạo dựng được vị trí xứng đáng và vững chắc trong lòng khán giả và giới chuyên môn bởi thành tích nghệ thuật và đội ngũ nghệ sĩ tài năng.

 

 

Quỳnh Ngọc – WowTimes/VietKings

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa...

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3)...

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá...

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2)...

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa...

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…

Cáp treo Fansipan (Lào Cai) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.1) –...

(kyluc.vn) Cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đã tạo nên một dấu ấn quan trọng cho du lịch Sa Pa, Lào Cai, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đưa Lào Cai từng bước trở thành trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia và mang tầm quốc tế.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.