Trang chủ Tin tức Nghệ nhân Ẩm thực Bùi Thị Sương: Hơn 40 năm nặng...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Nghệ nhân Ẩm thực Bùi Thị Sương: Hơn 40 năm nặng lòng với tinh hoa ẩm thực Việt

(Kyluc.vn) Được xem là “Đại sứ văn hoá ẩm thực Việt” với hơn 40 năm giảng dạy, hoạt động và nghiên cứu về ẩm thực, Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương là một trong 3 nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam được vinh danh trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017. Cô cũng là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và làm giám khảo của nhiều chương trình, cuộc thi nấu ăn toàn quốc.

NIỀM ĐAM MÊ VỚI ẨM THỰC TỪ NHỎ

Sinh ra trong một gia đình miền Tây sông nước thuộc tỉnh Tiền Giang, nghệ nhân Bùi Thị Sương sớm bộc lộ được năng khiếu nấu ăn từ khi còn nhỏ. Lúc lên 6 tuổi, cô đã biết tự mình chế biến món ăn khi má vắng nhà bằng cách hái cà chua chín ngoài vườn, băm cá nhồi vào rồi chiên lên cho các em ăn cơm.

 

Nghệ nhân Ẩm thực Bùi Thị Sương. (Ảnh: fanpage Bùi Thị Sương)

 

Không chỉ vậy, cô còn được truyền khả năng nấu nướng cũng như niềm đam mê ẩm thực từ chính ngoại và má của mình. Cô kể lại, hồi nhỏ thường đi theo và xem cách má làm bánh, nấu chè, nấu xôi để cúng đình hay hội làng. Mỗi khi trong làng có tiệc, bà ngoại cô lại được mời đến để phối cỗ, nếm thử, chia phần… Dù cuộc sống khó khăn nhưng ngoại và má luôn biết cách tạo nên những bữa ăn đầy thi vị cho gia đình chỉ từ những loại rau củ đơn giản, từ đó truyền cho cô cảm hứng sáng tạo trong nấu ăn.

 

Sau hơn 40 năm nghiên cứu, làm việc với nhiều thành tựu, Nghệ nhân Bùi Thị Sương vẫn tiếp tục hành trình khám phá và tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam và quốc tế. (Ảnh: fanpage Bùi Thị Sương)

 

Để phát triển và nuôi dưỡng đam mê, cô đã chọn chuyên ngành Kỹ sư chế biến thực phẩm, ngành Kinh tế gia đình của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật theo học và tốt nghiệp năm 1978. Nhờ khả năng vốn có và đạt được nhiều thành tích học tập đáng nể, cô được nhà trường giữ lại công tác. Chuyển từ kỹ sư sang đào tạo đầu bếp là một thách thức với nghệ nhân Bùi Thị Sương vì phải coi trọng thực hành nhiều hơn lý thuyết, khác hẳn đào tạo kỹ sư và luôn phải cập nhật những xu hướng, thị hiếu để xây dựng mô hình phù hợp. Vốn là người thích nghiên cứu khoa học, ngoài việc hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, cô vẫn không ngừng tìm hiểu những kiến thức mới về ẩm thực.

 

Nghệ nhân Bùi Thị Sương tham gia làm giám khảo cho nhiều cuộc thi lớn về ẩm thực. (Ảnh: internet)

 

NGHỆ NHÂN NẶNG LÒNG VỚI TINH HOA ẨM THỰC VIỆT

Trong suốt thời gian học tập và làm việc, cô luôn tâm niệm rằng “Món ăn giống như ngọc trong đá, khi tìm được trong dân gian, phải gia công, trau chuốt để nó trở thành sản phẩm du lịch, việc này đòi hỏi công sức của rất nhiều người”. Nhận thấy sự phong phú trong kho tàng ẩm thực Việt, từ những thuận lợi về mặt địa lý, khí hậu đặc trưng, bờ biển dài, thực phẩm đa dạng, tạo nên sự khác biệt về khẩu vị đầy lý thú, cho đến nét truyền thống ẩm thực đặc trưng của 3 miền Bắc – trung – Nam. Tất cả những nét tinh hoa của ẩm thực Việt đều được cô không ngừng nghiên cứu và truyền đạt. Cũng chính bởi vậy, cô luôn đau đáu làm sao vẽ được bản đồ ẩm thực Việt Nam, làm sao tôn vinh đầu bếp giỏikhai thác tiềm năng ẩm thực còn tiềm ẩn trong dân gian.

 

Những năm qua, cô không ngừng đi đến khắp mọi miền tổ quốc để tìm hiểu về tình hoa văn hóa ẩm thực đất nước. (Ảnh: hoidaubepaau.com)

 

Sau nhiều năm giảng dạy trên giảng đường đại học, cô Bùi Thị Sương lại tiếp tục con đường nghiên cứu ẩm thực với hai đề tài “Món ăn đặc sản ba miền” và “Tiêu chuẩn xếp bậc kỹ thuật nghề nấu ăn và làm bánh Việt Nam”. Không chỉ nghiên cứu ra những công trình, góp phần đặt nền móng cho việc giảng dạy đại học và xếp bậc trong ngành ẩm thực, Cô còn tham gia vào các hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, được mệnh danh là “Sứ giả văn hóa ẩm thực Việt Nam”. Hiện tại, nghệ nhân Bùi Thị Sương cũng đang giữ vai trò là thành viên Hội đồng Tư vấn Xác lập  của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings.

 

Nghệ nhân Bùi Thị Sương tại sự kiện xác lập Kỷ lục chế biến và công diễn 122 món ăn từ Tôm và Muối tại Bạc Liêu. (Ảnh: VietKings)

 

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ CỐNG HIẾN CỦA NGHỆ NHÂN BÙI THỊ SƯƠNG

Ngày 2/11/2009, nhờ những cống hiến không mệt mỏi, cô Bùi thị Sương được Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian cùng huy hiệu “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”.

Năm 2012, sau thời gian dài dày công nghiên cứu, nghệ nhân Bùi Thị Sương đã xuất bản 2 cuốn sách đầu tiên là: Phở và các món nước; Tinh hoa món cuốn Việt.

 

Hai cuốn sách của nghệ nhân Bùi Thị Sương với mong muốn nghiên cứu và phát triển kho tàng quý giá này để lưu lại cho đời sau. (Ảnh: internet)

Năm 2013, 2014, cô làm giám khảo của cuộc thi Chiếc thìa vàng. Đồng thời, cô cũng là giám khảo Festival ẩm thực: Đồng Nai, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Đồng Tháp, TP.HCM…

 

Nghệ nhân Bùi Thị Sương làm giám khảo tại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng. (Ảnh: internet)

 

Năm 2017, tại lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch, nghệ nhân Bùi Thị Sương cùng với nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà và nghệ nhân Phạm Ánh Tuyết được vinh danh là ba nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam.

Giải thưởng được trao với các tiêu chí: Nắm giữ những kiến thức, kỹ năng và bí quyết nấu ăn của ẩm thực Việt Nam; Trực tiếp lưu giữ, sáng tạo và truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp; Tham gia chỉ đạo, cố vấn trong các liên hoan ẩm thực cấp quốc gia và quốc tế; Được vinh danh trên các tạp chí chuyên đề ẩm thực, các chương trình truyền hình về ẩm thực trong nước và quốc tế.

 

Nghệ nhân Bùi Thị Sương cùng với nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà và nghệ nhân Phạm Ánh Tuyết được vinh danh là ba nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam. (Ảnh: dangcongsan.vn)

 

Đến nay, sau hơn 40 năm miệt mài giảng dạy ở nhiều trường đại học, lẫn trung tâm nghiệp vụ, nghiên cứu hai công trình lớn, xuất bản hai quyển sách nổi tiếng là: Phở và các món nước, Tinh hoa món cuốn Việt, Nghệ nhân Bùi Thị Sương vẫn tiếp tục hành trình với rất nhiều hoạt động trong con đường ẩm thực, đặc biệt là việc thành lập một fanpage mang tên mình để hệ thống lại kiến thức, chia sẻ với học trò bè bạn những món ăn hay, lạ, trình bày đẹp. Tất cả đều vì mong muốn nghiên cứu và phát triển kho tàng món ăn quý giá để để lại cho đời sau.

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa...

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3)...

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá...

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2)...

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa...

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…

Cáp treo Fansipan (Lào Cai) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.1) –...

(kyluc.vn) Cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đã tạo nên một dấu ấn quan trọng cho du lịch Sa Pa, Lào Cai, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đưa Lào Cai từng bước trở thành trung tâm du lịch trọng điểm quốc gia và mang tầm quốc tế.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.