Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào...

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học?

Chuột bạch được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhưng trên thực tế đây là một sự lựa chọn ngẫu nhiên hay có yếu tố nào gì đặc biệt ở chúng?

Theo Tạp chí Smithsonian, chuột cống và chuột nhắt, lần lượt được sử dụng cho các nghiên cứu khoa học từ những năm 1850 và đầu những năm 1900. Chúng thực sự được bảo vệ bởi một loạt các quy tắc đạo đức khác nhau về thử nghiệm trên động vật. Những quy tắc này đảm bảo chuột thí nghiệm chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.

Ngoài ra, các nhà khoa học thường cố gắng hết sức để đảm bảo những con chuột này luôn cảm thấy thoải mái. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đã ngừng cầm đuôi chuột sau khi nghiên cứu cho thấy điều đó khiến các con vật bị căng thẳng, theo Tạp chí Smithsonian.

Các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến lý do tại sao chuột cống và chuột nhắt được sử dụng trong nghiên cứu thực sự khá phức tạp và mang tính khoa học thỏa đáng. Các yếu tố được xem xét bao gồm tính khí của động vật, tính tương đồng cao với con người và tỷ lệ sinh sản tốt, theo Live Science.

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học? - Ảnh 1.

Theo How Stuff Works, chuột thường được dùng để làm thí nghiệm vì chúng có kích thước nhỏ và khá vô hại. Chuột cũng là loài động vật dễ nuôi, không cần nhiều không gian sống, có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ nhân giống hàng loạt với giá rẻ. Tuổi thọ của chuột ngắn, chỉ trong một vài năm. Do đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu những thế hệ khác nhau của chúng dễ dàng.

Không giống như những động vật lớn hơn, chuột sinh sản nhanh chóng, theo Live Science. Thời kỳ mang thai của chúng chỉ kéo dài khoảng ba tuần và chỉ trong vòng sáu tuần sau đó, những con chuột con có thể phát triển thành những con trưởng thành về mặt giới tính.

Điều đó có nghĩa là có thể nghiên cứu nhiều thế hệ chuột chỉ trong một chương trình nghiên cứu, cho phép các nhà khoa học kiểm tra cách thức di truyền giữa các thế hệ.

Ngoài ra, chuột là loài động vật có kích thước nhỏ, dễ thuần hóa, do đó các nhà khoa học thường không gặp vấn đề gì quá phức tạp khi sử dụng chúng. Thêm vào đó, chúng là những sinh vật khá dễ thích nghi, có thể làm quen với nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả những môi trường kỳ lạ của phòng thí nghiệm.

Hơn thế nữa, chuột cũng có giá thành khá rẻ, giúp giảm chi phí nghiên cứu.

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học? - Ảnh 2.

Người và chuột có hệ gen di truyền giống nhau đến 95%. Điều này khiến chuột trở thành con vật trung gian thích hợp, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách thức gen người phản ứng với những nhân tố môi trường tương tự. Ngoài yếu tố di truyền, hệ thống sinh học trong cơ thể chuột, chẳng hạn như các bộ phận cơ thể, cũng hoạt động rất giống con người.

Theo Live Science, về mặt di truyền, loài chuột có nhiều điểm chung đáng ngạc nhiên với con người. Chúng chia sẻ khoảng 95% mã di truyền với con người. Điều đó khiến cho loài chuột trở thành một phép so sánh tương đối tốt đối với con người, đặc biệt là khi các nhà khoa học đã giải mã hoàn toàn bộ gen của người, chuột nhắt và chuột cống, giúp dễ dàng phân lập và so sánh các gen tương đương.

Trên hết, những con chuột có thể được nhân giống để bắt chước một số điều kiện nhất định ở người. Ví dụ, những con chuột đã được nhân giống đặc biệt có chứa gen đột biến gây điếc di truyền giống như con người. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, bằng cách quan sát những con chuột này, chúng ta có thể thực hiện loại thí nghiệm có kiểm soát không thể thực hiện được ở người (vì một số vấn đề liên quan đến đạo đức).

Tại sao loài chuột lại được lựa chọn để tham gia vào các thí nghiệm khoa học? - Ảnh 3.

Có hai loại chuột thường được dùng trong thí nghiệm: Chuột cống và chuột nhắt. Chuột nhắt họ Mus musculus có đặc tính ưu việt về y sinh nhờ bộ gen dễ điều chỉnh để phục vụ công tác nghiên cứu. Chuột cống Rattus norvegicus và các dòng khác nhau của loài này có đặc điểm sinh lý giống người.

Chuột được coi là loài lý tưởng cho những nghiên cứu liên quan đến tim mạch, độc tính và nghiên cứu hành vi. Mặt khác, chúng cũng được sử dụng để nghiên cứu về thần kinh. trong đó các tế bào não được cấy vào hộp sọ của chuột.

Nhưng bất kể mục đích sử dụng của chúng là gì, hầu hết chuột thí nghiệm đều chịu chung số phận cuối cùng. Chúng thường bị giết sau khi hoàn thành nghiên cứu, theo Tạp chí Smithsonian. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học mổ xẻ chuột và kiểm tra xem chúng đã bị ảnh hưởng về mặt sinh lý như thế nào bởi một vài nghiên cứu nhất định. Mỗi năm, khoảng 100 triệu con chuột bị giết ở Mỹ với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, theo Tạp chí Smithsonian.

Với tư cách là con vật thí nghiệm phổ biến nhất, chuột đã giúp con người đạt được rất nhiều thành tựu khoa học, những gì mà loài động vật này trải qua hàng ngày trong phòng thí nghiệm thì phần lớn không mấy người biết.

Không phải cứ ai muốn là có thể dùng chuột trong thí nghiệm. Các nhà khoa học phải được tập huấn về đạo đức và quy tắc đối xử với động vật rồi mới được phép “làm việc” với chúng trong phòng thí nghiệm. Quy tắc đối xử khác nhau tùy quốc gia. Tại Canada và châu Âu, các nhà khoa học phải chịu sự giám sát của một cơ quan quản lý quốc gia; còn ở Mỹ họ phải tuân thủ quy định riêng của từng tổ chức và hướng dẫn chung của Viện Y tế quốc gia.

Phần lớn các trường đại học tại Mỹ đều mở khóa tập huấn về cách đối xử với chuột nhằm giảm thiểu sự căng thẳng và đau đớn cho chúng trong quá trình thí nghiệm. Quy trình áp dụng được cập nhật hàng năm cho phù hợp với thực tế hiểu biết của con người về loài chuột.

Theo GenK

CÁC TIN KHÁC

Ngả mũ 5 phát minh mang tính đột phá của nhân loại

Máy in, điện thoại, penicillin... là những phát minh mang tính đột phá đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với cuộc sống của nhân loại. Những sáng chế này được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

Chân dung những nhà khoa học vĩ đại thay đổi cả thế giới

Nhờ những phát minh của các nhà khoa học này trong nhiều lĩnh vực, cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Có thể nói rằng, họ chính là những người đóng vai trò cải cách thế giới.

Nghiên cứu 4 bộ não của các bác học vĩ đại trong lịch sử, giới khoa học tìm ra đáp án: Não thiên tài...

Với trí thông minh thiên tài, não của các nhà bác học liệu có kết cấu đặc biệt hơn so với người thường?

Hé lộ các bức ảnh hiếm hoi ghi lại những điều ít người biết trong quá khứ

Những người chia sẻ các bức ảnh này mô tả nó như "bộ sưu tập hình ảnh lịch sử gây tò mò của nhiều năm trước".

Tìm ra thành phần bí mật giúp bê tông La Mã cổ đại có khả năng tự phục hồi

Một nghiên cứu mới đã cho thấy cách các cấu trúc bê tông La Mã cổ đại vẫn có thể đứng vững như thế nào sau 2.000 năm

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công thức làm bê tông phát sáng của nhà khoa học Việt

TS Nguyễn Minh Hải và cộng sự đã công bố nghiên cứu thành công loại bê tông có thể lấy ánh sáng vào nhà nhờ các sợi quang truyền ánh sáng.

Hành trình tiến sĩ của cô gái từng giành học bổng 9,3 tỷ đồng

Từng gây chú ý khi giành học bổng 9,3 tỷ đồng đến Đại học Johns Hopkins, sau 5 năm, Nguyễn Sao Ly trở thành nhà khoa học tại một công ty hoá sinh của Mỹ.

‘GenZ’ làm chủ công nghệ số

Là thế hệ lớn lên cùng với Internet và các thiết bị công nghệ thông tin, 'GenZ' còn được mệnh danh là những 'công dân thời đại kỹ thuật số'. Đây là thế hệ với ưu thế về khả năng nắm bắt và sử dụng công nghệ mới cũng như tinh thần khởi nghiệp cao.

5 thiết bị công nghệ hữu ích bị con người lãng quên chỉ sau 30 năm, nhìn lại bồi hồi nhưng chẳng ai muốn dùng

Dù từng là thứ mà ai cũng ao ước, săn đón nhưng những món đồ này cũng dần phải nhường chỗ cho các thiết bị hiện đại, hữu ích hơn.

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2023] Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) – chặng đường lịch sử 48 năm đồng hành cùng khán giả Việt

(KỶ LỤC - WOWTIMES) – Đài truyền hình TP.HCM là kênh truyền hình lớn thứ hai của Việt Nam với nguồn thông tin đa dạng và độ phủ sóng rộng khắp. Trải qua hơn 4 thập kỷ, Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) là thương hiệu uy tín và được mong đợi của hàng triệu gia đình Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2023 – Phát minh robot biến hình có thể tan chảy và nhanh chóng trở lại hình dạng ban đầu

Các nhà khoa học Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố video ghi lại cảnh robot có thể thay đổi hình dạng, tan chảy rồi trượt ra ngoài các song sắt sau đó quay trở lại hình dạng ban đầu.