Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Máy chạy thận đầu tiên trên thế giới được ra đời như...

Máy chạy thận đầu tiên trên thế giới được ra đời như thế nào?

Với mục tiêu kéo dài sự sống cho bệnh nhân lâu hơn, một nhà khoa học người Hà Lan có tên Willem Kolff đã chế tạo máy chạy thận nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Đây được coi là tiền đề cho sự phát triển của máy chạy thận hiện đại ngày nay.

Willem Kolff sinh ra tại Leiden, Hà Lan vào ngày 14/2/1911. Ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã cảm thấy hứng thú với y học và dành nhiều thời gian để học hỏi từ cha của ông, khi đó là Giám đốc của Viện Điều dưỡng bệnh lao ở Beekbergen.

Năm 1930, Kolff bắt đầu học y khoa tại Đại học Leiden, một trong những trường lâu đời nhất ở châu Âu. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1938, ông trở thành nghiên cứu sinh tại Đại học Groningen. Trong khoảng thời gian này, ông đã chứng kiến một người đàn ông 22 tuổi chết vì suy thận. Kể từ đó, ông bắt đầu quan tâm đến khả năng mô phỏng nhân tạo chức năng của thận để loại bỏ chất độc ra khỏi máu của các bệnh nhân. Ông đã tìm được một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm là giáo sư Polak Daniels, trưởng khoa y tế tại Đại học Groningen.

Chân dung nhà khoa học Willem Kolff (1911 - 2009).

Chân dung nhà khoa học Willem Kolff (1911 – 2009).

Vào thời điểm Đức tấn công Hà Lan năm 1940, Kolff đã thành lập ngân hàng máu đầu tiên trên lục địa châu Âu. Khi hệ thống phòng thủ của Hà Lan sụp đổ, giáo sư Daniels và vợ tự sát. Đức Quốc xã đề nghị Kolff thay thế vị trí của Daniels tại Đại học Groningen nhưng ông đã từ chối và chuyển đến sống ở thị trấn nhỏ Kampen và làm việc cho một bệnh viện của địa phương.

Năm 1943, Kolff đã phát triển một máy lọc máu, hay máy chạy thận nhân tạo, đầu tiên trên thế giới. Ông sử dụng ống dẫn [dùng để vận chuyển máu] làm từ vật liệu cellulose quấn quanh một trống gỗ xoay hình trụ. Các chất độc trong máu có khả năng khuếch tán qua bề mặt của ống, và trống xoay được ngâm trong một bồn chứa nước muối sinh lý.

Máu của bệnh nhân – chứa nhiều chất độc hại do suy thận – được hút vào trong ống dẫn, chảy qua bồn nước muối và truyền ngược trở lại cơ thể bệnh nhân sau khi loại bỏ chất độc. “Tôi nhận thấy chỉ trong năm phút, gần như tất cả lượng urê [khoảng 400 milligram] mà tôi thêm vào mẫu máu đã bị loại bỏ và khuếch tán vào bồn nước muối sinh lý”, Kolff cho biết.

Mặc dù 15 bệnh nhân đầu tiên sử dụng máy chạy thận của Kolff chỉ sống thêm được vài ngày, nhưng đó vẫn là một thành tựu lớn. Bởi vì Kolff đã giúp những người đàn ông và phụ nữ đang hôn mê, hấp hối có thể sống tỉnh táo thêm một thời gian ngắn.

Máy chạy thận của Willem Kolff (ảnh minh họa).

Máy chạy thận của Willem Kolff (ảnh minh họa).

Với mục tiêu kéo dài sự sống cho bệnh nhân lâu hơn, Kolff tiếp tục cải tiến máy chạy thận và ông đã có cơ hội thử nghiệm nó trên một phụ nữ 67 tuổi bị suy thận nặng ở thị trấn Kampen vào năm 1945. Mặc dù gặp phải nhiều sự phản đối khi điều trị cho bệnh nhân này, tuy nhiên với trách nhiệm cứu người của một bác sĩ, ông vẫn quyết định lọc máu cho bệnh nhân này. Kết quả là bệnh nhân đã dần bình phục và sống thêm được bảy năm nữa.

Năm 1946, Đại học Groningen trao bằng tiến sĩ cho Kolff. Cũng trong năm đó, ông đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình với tựa đề “The Artificial Kidney” (Thận Nhân tạo) bằng tiếng Hà Lan và tiếng Anh. Một năm sau, ông xuất bản cuốn sách thứ hai về phương pháp điều trị cho các bệnh nhân có nồng độ urê cao trong máu.

Năm 1950, Kolff được mời tham gia đội ngũ nghiên cứu của Bệnh viện Cleveland và di cư đến Mỹ. Ông trở thành công dân Mỹ năm 1956. Tại Bệnh viện Cleveland, ông chuyển sang nghiên cứu các vấn đề tim mạch và chế tạo một trong những máy tim/phổi đầu tiên. Thiết bị này có chức năng bơm máu và cung cấp oxy cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật tim hở.

Năm 1955, ông tham dự đại hội đầu tiên của Hiệp hội Cơ quan Nhân tạo Mỹ. Kể từ đó, ông chuyển sự chú ý sang việc phát triển tim nhân tạo có thể cấy ghép. Năm 1957, ông tiến hành cấy ghép một quả tim nhân tạo vào một con chó, và nó đã sống được trong vòng 90 phút. Ông tin rằng mình đã đi đúng hướng, mặc dù các tạp chí y tế và hiệp hội uy tín vào thời điểm đó không chấp nhận những bài báo liên quan đến chủ đề cấy ghép cơ quan nhân tạo.

Năm 1967, Kolff chuyển đến Đại học Utah. Ông trở thành người đứng đầu Bộ phận Cơ quan Nhân tạo, đồng thời đảm nhiệm vị trí Giám đốc Viện Kỹ thuật Y sinh của ngôi trường này. Trong thời gian làm việc tại đây, ông đã tìm cách giúp bệnh nhân suy thận có thể thực hiện lọc máu tại nhà mà không cần sự giám sát của bác sĩ. Năm 1975, ông chế tạo thành công Thận Nhân tạo có thể đeo được (WAK) – một máy chạy thận nặng 3,6kg đeo trước ngực đi kèm với một bể phụ trợ nặng 8kg.

Tại Đại học Utah, Kolff vẫn tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về tim nhân tạo. Ông và cộng sự đã phát triển những loại tim cơ học ngày càng hiệu quả hơn. Năm 1982, ông đã giám sát việc cấy ghép tim nhân tạo trên cơ thể người lần đầu tiên. Bệnh nhân là Barney Clark, một nha sĩ 61 tuổi đã nghỉ hưu bị mắc bệnh nan y. Clark sống thêm được gần bốn tháng sau ca phẫu thuật. Mặc dù tỷ lệ cấy ghép tim người thành công ngày càng tăng đã làm giảm sự quan tâm đến tim nhân tạo ở thời điểm hiện tại, nhưng thành tựu của Kolff khi đó vẫn rất đáng chú ý.

Trong suốt sự nghiệp, Kolff đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá bao gồm: Giải thưởng Amory, Giải thưởng Valentine, Giải thưởng Cameron về Thực hành Trị liệu của Đại học Edinburgh (năm 1964), Giải thưởng Albert Lasker về Nghiên cứu Y khoa Lâm sàng – danh hiệu cao quý nhất của nền y học Mỹ (năm 2002). Ủy ban Giải thưởng Albert Lasker mô tả rằng: “Kolff là người đã có công phát triển phương pháp chạy thận nhân tạo, góp phần thay đổi bệnh suy thận từ một căn bệnh gây tử vong thành một căn bệnh có thể điều trị được, kéo dài cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân”.

Năm 1985, Kolff vinh dự được ghi tên vào Hội trường Danh vọng Các nhà phát minh Quốc gia Mỹ (NIHF). Năm 1990, tạp chí Life đã ghi tên ông vào danh sách 100 người Mỹ vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Theo Sức Khỏe Đời Sống

CÁC TIN KHÁC

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Khoa học tìm ra cơ chế giúp não bộ biến trải nghiệm thành ký ức dài hạn, bạn cũng có thể thử xem sao

Theo định nghĩa, ký ức là quá trình diễn ra liên tục của hành động lưu giữ thông tin theo thời gian, chúng tạo nên một “kịch bản” mà dựa vào đó, một người có thể luận ra lý lẽ và hành động trong thực tế. Dù mô tả được đến vậy, với chúng ta ký ức vẫn chứa đựng vô vàn bí ẩn. Một số sự kiện được não bộ lưu giữ một cách rõ ràng dù chúng xảy ra đã lâu, trong khi đó có những sự kiện mờ dần vào quên lãng dù mới diễn ra ngày hôm qua. Để giải thích một phần bí ẩn kỳ lạ này, các nhà khoa học thực hiện một loạt các nghiên cứu, và báo cáo vừa mới được xuất bản trên tạp chí Science hồi cuối tháng Ba.

Kính viễn vọng không gian: Mắt thần của loài người

Những bước phát triển mới của kính viễn vọng không gian có vai trò to lớn giúp đẩy nhanh thành tựu nghiên cứu vũ trụ của các nhà thiên văn học.

Trái Đất nặng bao nhiêu kg và làm cách nào để cân được nó?

Trái đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt trời, hình thành cách đây 4,6 tỷ năm và là hành tinh duy nhất có sự sống. Nhưng làm thế nào để đo đạc kích thước của Trái đất?

Tại sao các nhà du hành có thể “bay” trong không gian?

Con người cảm nhận vị trí, chuyển động trên mặt đất dựa trên điều kiện có lực hút của Trái đất. Trong không gian không trọng lực, thần kinh cảm nhận đó có bị biến đổi làm cong nhận thức hay không?

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.