Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Tương lai cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo dưới góc nhìn...

Tương lai cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo dưới góc nhìn của lịch sử

Các nhà khoa học nhận định rằng công nghệ mới có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế đến mức đôi khi thế hệ đi trước khó có thể tưởng tượng.
Biểu tượng ChatGPT và OpenAI. Ảnh: AFP/ TTXVN

Biểu tượng ChatGPT và OpenAI. Ảnh: AFP/ TTXVN

Giải mã các cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ trong lịch sử, tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp khẳng định rằng từ máy hơi nước, điện, máy tính… và cho đến gần đây nhất là ứng dụng ChatGPT có sử dụng trí tuệ nhân tạo, các công nghệ mới có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế đến mức đôi khi, thế hệ đi trước khó có thể tưởng tượng.

ChatGPT, một công cụ chatbot thông minh, đã gây bão kể từ khi ra đời vào tháng 11/2022. Người ta cho rằng chatbot này có thể làm tăng đáng kể năng suất của một nhân công hoặc đơn giản là thay thế họ.

“GPT”, tên viết tắt của “Generative Pre-training Transformer”, là một dạng đặc biệt của mô hình ngôn ngữ trong đó trí tuệ nhân tạo (AI) đã được đào tạo trước thông qua học sâu để hiểu ngôn ngữ tự nhiên và trả lời các câu hỏi đặt ra một cách có logic và ý nghĩa.

* Từ phát minh đến tác động trong nền kinh tế

Tuy nhiên, GPT cũng có thể được xem là viết tắt của “Geneal Purpose Technology – Công nghệ có mục đích chung”, ngụ ý một sự đổi mới mang tính cách mạng có khả năng làm tăng năng suất trong nhiều ngành nghề, giống như sự xuất hiện của động cơ hơi nước, điện và máy tính trong các thế kỷ trước.

Việc nhìn lại các cuộc cách mạng kinh tế khởi phát từ các “GPT” ban đầu này cho chúng ta ý tưởng về cách mà sức mạnh của AI có thể làm biến đổi các nền kinh tế trong những năm tới.

Trong một bài báo xuất bản năm 1995, hai chuyên gia Timothy Bresnahan đến từ Đại học Stanford và Manuel Trajtenberg thuôc Đại học Tel Aviv đã xác định những gì họ coi là đặc trưng của GPT, một công nghệ có mục đích chung.

Công nghệ này phải được sử dụng trong nhiều ngành, có khả năng cải tiến liên tục và luôn tạo ra “sự đổi mới bổ sung” – nghĩa là tạo ra những đổi mới mang tính dây chuyền trong các ngành sử dụng nó. AI được thừa nhận rộng rãi, dường như đang được cải thiện từng ngày và được triển khai trong nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) hơn. Vậy khi nào cuộc cách mạng kinh tế do AI khởi xướng sẽ bắt đầu?

Bài học đầu tiên của lịch sử là ngay cả những công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để thay đổi nền kinh tế. Nhà phát minh James Watt đã được cấp bằng sáng chế cho động cơ hơi nước của mình vào năm 1769, nhưng phải đợi đến những năm 1830 ở Anh, và những năm 1860 ở Mỹ, thì hơi nước mới có thể thay thế nước như một nguồn năng lượng công nghiệp.

Theo chuyên gia Nicholas Crafts của Đại học Sussex, đóng góp của năng lượng hơi nước vào tăng trưởng năng suất đã đạt đỉnh sau những năm 1850 ở Anh, tức là gần một thế kỷ sau khi nhà phát minh Watt nhận được bằng sáng chế.

Trong trường hợp điện khí hóa, tất cả những tiến bộ kỹ thuật quan trọng đều đã được thực hiện trước năm 1880, nhưng tốc độ tăng trưởng năng suất của Mỹ vẫn rất chậm chạp, nhất là giai đoạn từ năm 1888 đến 1907.

Các vi mạch tích hợp silicon, hay còn gọi là chip điện tử đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960. Tuy nhiên, trong suốt ba thập kỷ sau đó, Robert Solow, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, vẫn quan sát thấy rằng thời đại công nghệ thông tin chưa được phát triển ở mọi nơi, ngoại trừ các số liệu thống kê về năng suất. Phải chờ đến giữa những năm 1990, ở Mỹ mới diễn ra sự bùng nổ năng suất được thúc đẩy bởi công nghệ máy tính.

* Đầu tư và đường cong J của năng suất

Sự chậm pha giữa một phát minh và các tác động kinh tế của nó một phần là do sự tinh chỉnh cần thiết của cuộc cách mạng. Những động cơ hơi nước đầu tiên hoạt động cực kỳ kém hiệu quả và tiêu tốn rất nhiều than đá với chi phí không thể chấp nhận được.

Tương tự như vậy, những phiên bản AI đầu tiên, ra đời cách đây khoảng 10 năm trước, đã là một sáng tạo ấn tượng, ví dụ như Siri – trợ lý ảo của Apple, được ra mắt vào năm 2011. Nhưng phải đến gần đây những tính năng tuyệt vời của các công cụ trí tuệ nhân tạo mới cho thấy có sự cải thiện rõ rệt.

Những hạn chế về tài chính cũng có thể làm chậm quá trình triển khai. Theo chuyên gia Robert Allen của Đại học New York ở Abu Dhabi, trong quá trình công nghiệp hóa ở Anh, việc năng suất ban đầu tăng chậm đó là do tình trạng thiếu vốn để xây dựng nhà máy và trang bị máy móc. Sự thiếu vốn này dần được khắc phục khi các nhà tư bản tái đầu tư những khoản lợi nhuận lớn của họ.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng khẳng định sự cần thiết phải có thời gian để tích lũy cái được gọi là “vốn vô hình”, hay các kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả. Theo đó các chuyên gia Erik Brynjolfsson, thuộc Đại học Stanford, Daniel Rock của Viện Công nghệ Massachusetts và Chad Syverson của Đại học Chicago đều nhận định rằng công nghệ mới mang tính đột phá có thể liên quan đến “đường cong hình chữ J của năng suất”.

Trên thực tế, mức tăng năng suất được đo đôi khi giảm trong những năm hoặc thập kỷ đầu tiên sau khi công nghệ mới xuất hiện, do các công ty và người lao động dành thời gian và nguồn lực để nghiên cứu công nghệ và thiết kế các quy trình kinh doanh dựa trên công nghệ đó.

Chỉ sau đó, khi những khoản đầu tư này “đơm hoa, kết trái”, đường cong mới tăng mạnh để tạo thành chữ J. Các tác giả tin rằng các khoản đầu tư vào vốn vô hình liên quan đến công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể đang ở giai đoạn làm giảm tăng trưởng năng suất, mặc dù vẫn ở mức độ nhỏ, nhưng hứa hẹn sự bứt phá trong tương lai.

Công nghệ mới có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế đến mức đôi khi thế hệ đi trước khó có thể tưởng tượng. Ảnh minh họa: TTXVN

Công nghệ mới có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế đến mức đôi khi thế hệ đi trước khó có thể tưởng tượng. Ảnh minh họa: TTXVN

* Tác động của cách mạng công nghệ tới việc làm

Hiện nay, nhiều người đang lo ngại và đặt câu hỏi về tác động của AI đối với người lao động. Trong lĩnh vực này, các bài học lịch sử cho thấy tuy công nghệ có thể và thực sự có tác động đến các ngành nghề cá nhân, thậm chí đôi khi gây bất ổn cho xã hội, nhưng bất chấp những biến động kinh tế và công nghệ trong lịch sử, nỗi lo về nguy cơ thất nghiệp hàng loạt do công nghệ chưa bao giờ thành hiện thực.

Khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, cơ giới hóa mặc dù đã làm giảm thu nhập của các nghệ nhân, nhưng lại làm tăng đáng kể nhu cầu tuyển dụng những người lao động dù kỹ năng của họ chỉ là tương đối. Đây là lý do tại sao một số người đã tham gia phong trào phá hủy máy móc gọi là “Luddite” (mâu thuẫn xã hội, trong đó các nghệ nhân đối đầu với nhà sản xuất vào những năm 1811 đến năm 1812 ở Anh).

Trong những năm 1980 và 1990, việc tự động hóa các công việc thường ngày trong các nhà máy và văn phòng đã thay thế nhiều nhân công có thu nhập thấp, nhưng lại đồng thời thúc đẩy việc làm ở những nơi khác, thu hút cả lao động có kỹ năng cao lẫn thấp.

* GPT, sự sáng tạo tuyệt vời

Đối với trí tuệ nhân tạo, AI có thể làm tăng năng suất của người lao động ở mọi cấp độ kỹ năng, thậm chí cả năng suất sáng tạo của các nhà văn. Nhưng ý nghĩa của AI đối với một nghề nói chung phụ thuộc vào mức độ nhu cầu tăng lên khi năng suất được cải thiện và chi phí thấp hơn đòi hỏi.

Ví dụ khi dây chuyền lắp ráp – một sự đổi mới quy trình với tất cả các đặc tính nổi bật của GPT – cho phép nhà sáng lập Henry Ford của Ford giảm chi phí sản xuất ô tô, thì nhu cầu tăng vọt và người lao động đã được hưởng lợi. Tương tự như vậy, nếu trí tuệ nhân tạo góp phần tăng năng suất và giảm chi phí trong y học, thì nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chuyên gia y tế có thể tăng lên đáng kể.

Có thể một AI đầy quyền năng sẽ phá vỡ khuôn mẫu lịch sử. Một công nghệ có khả năng thực hiện hầu hết các công việc mà chúng ta thường làm sẽ đưa nhân loại vào một hình thái kinh tế chưa từng được biết đến. Tuy nhiên, ngay cả trong một kịch bản như vậy, quá khứ vẫn mang ý nghĩa của bài học lịch sử.

Tăng trưởng kinh tế bền vững đi kèm với cuộc cách mạng hơi nước và sự tăng tốc hơn nữa sau đó, cùng với điện khí hóa và những đổi mới tiếp theo khác, bản thân chúng đã là vô tiền khoáng hậu. Chúng góp phần tạo ra động lực to lớn để đưa ra những ý tưởng mới và tạo nên hình thái thể chế mới, trong đó những thay đổi sâu rộng về kinh tế sẽ đem lại sự thịnh vượng chung hơn là sự hỗn loạn. Đã đến lúc phát huy tiềm năng tích cực của AI để tạo đà cho sự phát triển bền vững./.

Theo BNEWS

CÁC TIN KHÁC

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Vì sao động vật biểu hiện khác thường khi nhật thực toàn phần?

Hươu cao cổ phi nước đại, nhện gỡ mạng, khỉ đột chải chuốt, dế ríu rít… Nhiều động vật có những phản ứng lạ trong nhật thực toàn phần.

Bia không cồn được sản xuất như thế nào?

Uống bia không cồn trong các cuộc vui gặp mặt bạn bè, đối tác ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt trong thời điểm nhà nước ban hành các quy định liên quan đến nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Vậy bia không cồn được sản xuất như thế nào?

Những ví dụ cho thấy VideoPoet của Google sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Sora của OpenAI

Người dùng sẽ sớm chứng kiến VideoPoet và những hậu bối của nó sản sinh ra những video chân thực đến kinh ngạc.

Công cụ AI dự đoán sức khỏe trong tương lai và thời điểm qua đời của con người

Một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra bản sao kỹ thuật số của bệnh nhân để có thể dự đoán sức khỏe chúng ta trong tương lai.

Lịch sử ra đời chiếc xe gắn máy đầu tiên

Xe gắn máy hai bánh (xe gắn máy, xe máy) đã và đang là phương tiện giao thông phổ biến ở nhiều quốc gia. Cùng với nhu cầu sử dụng, các công ty sản xuất xe gắn máy ở nhiều quốc gia đã không ngừng cạnh tranh sáng tạo, cải tiến về kiếu dáng và đặc tính kỹ thuật để khẳng định thương hiệu. Có thể nói chiếc xe gắn máy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là tác phẩm nghệ thuật. Người sở hữu chiếc xe gắn máy không chỉ để đi lại mà còn để thể hiện sở thích của mình.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…