Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 - Sinh viên làm...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Sinh viên làm thiết bị tập phục hồi chức năng khớp tay

Nhóm sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành làm thiết bị phục hồi chức năng khớp tay, có thể thiết lập chế độ tập và theo dõi quá trình hồi phục trên điện thoại.

Trong chuyến thực tập tại một trung tâm phục hồi chức năng ở quận 1 TP HCM, Ngô Hoàng Lâm và Vũ Thọ (sinh viên ngành kỹ thuật y sinh) chứng kiến mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân đến tập vật lý trị liệu. Số lượng bệnh nhân lớn, nhu cầu tập luyện tăng khiến bác sĩ mệt mỏi, không tập trung phục vụ hết bệnh nhân. Nhóm nhận thấy tại khu vực tập luyện, hầu hết các thiết bị tập có xuất xứ từ Mỹ, Hàn Quốc… nhưng khi bị hư hỏng, phải gửi qua nước ngoài sửa chữa. Trước thực tế này, hai sinh viên muốn tạo ra thiết bị tập phục hồi chức năng sản xuất trong nước, điều khiển bằng điện thoại.

Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và thiết kế, nhóm chế tạo thiết bị tập đơn giản, có hệ giá đỡ làm bằng gỗ, bên ngoài bọc bằng mút xốp để nâng cánh tay khi tập. Cơ cấu chuyển động tập do hai động cơ điện đảm nhiệm, tích hợp mạch điều khiển động cơ và biến trở điều khiển góc tập gồm góc gập và góc duỗi tay. Căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ thiết lập các góc gập, duỗi tay phù hợp và tốc độ tập đảm bảo sự thoải mái cho họ.

Vũ Thọ, thành viên nhóm cho biết, các tổn thương khớp tay, chân hiện khá phổ biến do đây là vị trí hoạt động nhiều, đặc biệt là người chơi thể thao và người già. Với mục tiêu tối ưu hóa chi phí giúp giảm giá thành, nhóm nghiên cứu thiết bị tập phục hồi chức năng cho tay và phần mềm điều khiển bằng điện thoại. “Bệnh nhân có thể mua máy ở nhà tập luyện mà bác sĩ vẫn có thể theo dõi được quá trình tập của người bệnh qua điện thoại”, Thọ nói.

Việc thiết lập và điều chỉnh các chỉ số tập luyện thực hiện trên ứng dụng điện thoại do nhóm tự viết. “Điểm khác biệt của sản phẩm là thông qua phần mềm điều khiển và dữ liệu trong quá trình tập luyện, bác sĩ xác định tình trạng hồi phục của bệnh nhân và điều chỉnh chế độ tập phù hợp cho nhiều bệnh nhân từ xa mà không cần phải gặp trực tiếp”, Hoàng Lâm, thành viên nhóm cho biết.

Nhóm mô phỏng quá trình tập phục hồi chức năng trên máy. Ảnh: Hà An

Nhóm mô phỏng quá trình tập phục hồi chức năng trên máy. Ảnh: Hà An

Thiết bị cũng được thiết kế thêm tính năng cảnh báo. Khi người bệnh cảm giác đau trong quá trình tập do biến trở gặp sự cố hoạt động quá giới hạn góc đặt sẵn, người dùng có thể bấm nút báo động, hệ thống sẽ tự động dừng và gửi thông báo đến bác sĩ để kịp thời xử lý. Hiện sản phẩm trong giai đoạn thử nghiệm thực tế tại trung tâm phục hồi chức năng nơi nhóm thực tập.

Theo Hoàng Lâm, dự kiến chi phí sản xuất phần cứng của máy khoảng hơn 7 triệu đồng (các máy ngoại nhập có giá gần 30 triệu đồng). Sắp tới, nhóm tích hợp tính năng nhận diện khuôn mặt, cá nhân hóa dữ liệu cho mỗi bệnh nhân. Ngoài ra nhóm dự định phát triển các thiết bị tập cho khớp gối, khớp cổ chân, khớp vai…

Ứng dụng điều khiển và quản lý việc tập luyện phục hồi chứng năng do nhóm phát triển. Ảnh: Hà An

Ứng dụng điều khiển và quản lý việc tập luyện phục hồi chức năng do nhóm phát triển. Ảnh: Hà An

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Viện phó viện nghiên cứu điện tử, tin học và tự động hóa, Bộ Công thương đánh giá, thiết bị tập phục hồi chức năng của nhóm là sản phẩm không mới. Tuy nhiên sản phẩm tích hợp phần mềm quản lý, điều khiển bằng điện thoại là rất thiết thực, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế hiện nay. Sản phẩm có thể ứng dụng ngay giúp bác sĩ theo dõi được bệnh nhân từ xa, chăm sóc cho nhiều người, giảm chi phí đi lại.

PGS Lâm cho rằng, so với cơ cấu tập bằng cơ, việc nhóm sử dụng động cơ điện nguy cơ xảy ra tai nạn cao hơn, vì khi hệ thống lỗi hoặc xác lập góc sai sẽ gây nguy hiểm cho người dùng. “Mặc dù nhóm có thiết kế nút bấm cảnh báo, nhưng sẽ rất khó nếu trường hợp người bệnh bị đau cả hai tay. Nhóm cần nghiên cứu khắc phục điểm này để đảm bảo an toàn hơn”, PGS Lâm gợi ý.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Website bảo tồn dân ca quan họ được xây dựng bởi học sinh THCS

Website 'Hành trình về miền di sản quan họ' của học sinh Trường THCS Cầu Giấy đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo năm 2023.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên làm phao cứu hộ tự tìm vị trí người bị nạn

Hai sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) chế tạo phao cứu hộ tự tìm người bị nạn bằng giao tiếp giữa phao và vòng đeo tay sử dụng công nghệ GPS.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sáng kiến vì cộng đồng của các em học sinh

Nằm cuối con kênh Nậm Rốm, xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) thường xuyên phải nhận lượng rác thải lớn từ các nơi khác đổ về, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Lâu nay, xã phải cắt cử người dân thay nhau thu gom rác thải ở kênh Nậm Rốm, tránh để tràn ra đồng ruộng qua các mương nước.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.