Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 - Việt Nam dùng...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Việt Nam dùng công nghệ giải trình tự gene xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

Công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới (NGS) được chuyển giao từ Hà Lan nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn.

 

Giải trình tự gene thế hệ mới là công nghệ cho phép giải mã đồng thời hàng triệu đoạn ADN trong cùng lúc, qua đó giúp nâng cao hiệu suất của quá trình giải mã hệ gene người. Theo chương trình ký kết Kế hoạch triển khai Dự án hợp tác nâng cao năng lực định danh hài cốt trong chiến tranh giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Ủy ban Quốc tế về Người mất tích (ICMP), sáng 31/10 tại Trung tâm giám định ADN, Viện Công nghệ sinh học, VAST, công nghệ mới này sẽ được chuyển giao cho Việt Nam.

GS.TS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết Trung tâm giám định ADN thuộc VAST là đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực định danh hài cốt trong chiến tranh. Theo kế hoạch này, các nhà khoa học sẽ tối ưu hóa công nghệ tách ADN từ mẫu xương cổ, phát triển kỹ thuật phân tích, áp dụng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn. “Việc này là phù hợp với điều kiện của các đơn vị giám định ADN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, GS Hoàng Hà nói.

Ứng dụng công nghệ giải trình tự gene xác định danh tính hài cốt liệt sĩ - 1

Cán bộ Trung tâm Giám định ADN trao đổi với ông Tim Rieser (giữa), Cố vấn cao cấp về chính sách đối ngoại cấp cao của Thượng nghị sỹ Patrick Leahy (giữa) và bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID. Ảnh: VAST

PGS.TS Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, cho biết các chuyên gia từ Hà Lan sẽ phối hợp và giúp tối ưu công nghệ cho phía Việt Nam, đồng thời hỗ trợ công nghệ và hóa chất vật tư cùng một số thiết bị bổ sung. “Viện cũng gửi người sang Hà Lan để học hỏi, sau đó trở về triển khai trên đối tượng mẫu và các cơ sở giám định tại Việt Nam”, ông Tiến nói với VnExpress.

Theo ông Tiến, trước đây Việt Nam áp dụng công nghệ cũ, khi đó phù hợp với điều kiện trong nước làm với quy mô nhỏ. Nhưng nay, xu hướng thế giới với các thiết bị phát triển và hỗ trợ xây dựng quy trình công nghệ, nên công nghệ cũ không còn phù hợp với chất lượng xương, giám định tăng lên cả về cỡ mẫu và yêu cầu chất lượng. “Trước mắt chưa đánh giá được công nghệ mới có thực sự phù hợp với điều kiện Việt Nam hay không, nhưng về mặt khoa học, công nghệ này được đánh giá phù hợp với điều kiện chất lượng mẫu xương và số lượng các mẫu ở Việt Nam”.

Giai đoạn đầu số lượng mẫu đưa vào thực hiện sẽ được điều phối bởi Bộ Lao động Thương binh xã hội, Bộ Ngoại giao. “Con số ước chừng khoảng 100 mẫu đưa vào thử nghiệm để đánh giá quy trình công nghệ, sau đó xem xét có phù hợp để tiến hành trên diện rộng hay không”, ông nói. Theo ông, bên cạnh yếu tố con người, cần phải thay đổi công nghệ, cập nhật theo tình hình phát triển chung về khoa học công nghệ thế giới cũng như thiết bị máy móc để áp dụng vào đặc thù của Việt Nam.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Patrick White, Giám đốc điều hành các chương trình của ICMP cho biết bản kế hoạch tạo nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ giải trình tự ADN thế hệ mới nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn. “ICMP hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam trong việc tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh”, ông nói.

Bản Kế hoạch có hiệu lực đến cuối năm 2024, nhằm triển khai Bản ghi nhớ ý định (MOI) về hợp tác hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực giám định hài cốt trong chiến tranh giữa Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Trung tâm giám định ADN thuộc Viện Công nghệ sinh học, VAST là đơn vị kỹ thuật chính được giao nhiệm vụ để phối hợp ICMP (đối tác USAID) thực hiện.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm xua đuổi côn trùng từ cây cỏ

Từ tinh dầu giổi chanh, tràm gió, bạc hà á, sả chanh... đã tạo ra chế phẩm xua đuổi côn trùng an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say...

Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu trải nghiệm du lịch số ngày càng tăng và các tour ảo cùng những tiện ích hiện đại được ưa chuộng nhiều hơn với trải nghiệm mới mẻ.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Hệ thống đo lường nước thông minh

Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sử dụng khí CO2 để ức chế nấm mốc trong lúa gạo

Một số nhà sản xuất và cung ứng nông sản trong nước đang sử dụng các chất bảo quản hóa học để kiểm soát nhiễm nấm mốc và mọt…

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.26) Cầu ngói chợ Lương (Nam Định): Biểu tượng lịch sử văn hóa xứ Thành Nam – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) “Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề” Với hơn 500 năm tuổi, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa cũ, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử. Đây chính là niềm tự hào, tự tôn của người dân Hải Hậu nói riêng và cả mảnh đất Nam Định nói chung.

Kim cương có thực sự vĩnh cửu?

Kim cương luôn được quảng cáo là loại trang sức vĩnh cửu, tượng trưng cho tình yêu, nhưng thực tế những lời đó là sản phẩm của marketing từ thế kỷ trước.

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.