Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 -P7- Nhận diện...

Top 100 Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 -P7- Nhận diện cảm xúc của sinh viên khi học trực tuyến

ThS Triệu Thu Hương và ThS Nguyễn Thị Yến, Học viện Ngân hàng đã xây dựng mô hình phát hiện cảm xúc khuôn mặt nhằm đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức, tương tác của sinh viên khi tham gia học trực tuyến.
Nhận diện chính xác cảm xúc của sinh viên khi học trực tuyến giúp tăng hiệu quả hoạt động dạy và học.
Nhận diện chính xác cảm xúc của sinh viên khi học trực tuyến giúp tăng hiệu quả hoạt động dạy và học.

Đánh giá mức độ tập trung

ThS Triệu Thu Hương cho biết, trong giảng dạy, nhận biết cảm xúc và mức độ tập trung của người học là yếu tố quan trọng để dẫn dắt nhịp độ lớp học, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Với dạy học trực tuyến, điều này lại càng quan trọng bởi nắm bắt cảm xúc người học mới có thể xác định được mức độ yêu thích bài học hay mức độ tập trung của người học. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học trực tuyến trở thành phương pháp phổ biến.

Nhằm đánh giá cảm xúc của sinh viên trong hoạt động giảng dạy trực tuyến, nhóm đã nghĩ đến ứng dụng lý thuyết học sâu (Deep Learning) để nhận dạng hình ảnh, cảm xúc thông qua khuôn mặt, có độ chính xác cao. Thông qua hình ảnh khuôn mặt có thể xác định mức độ hài lòng, yêu thích môn học của sinh viên, đồng thời giúp giảng viên kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy, tăng hiệu quả hoạt động dạy và học trực tuyến.

Theo ThS Nguyễn Thị Yến, trong bối cảnh bình thường mới, một số các buổi học và họp trực tuyến vẫn được duy trì. Các trường đại học trên cả nước nói chung và Học viện Ngân hàng nói riêng đã áp dụng các phần mềm tiện ích như Zoom Meeting, Google Meeting, Hangouts Meets, Google Classroom… nhằm giúp giảng viên và sinh viên trao đổi với nhau một cách dễ dàng nhất. Khi không giao tiếp mặt đối mặt, sinh viên khó trao đổi thông tin, giảng viên cũng khó quan sát được cảm xúc và mức độ tập trung của sinh viên nên hiệu quả học tập chưa cao.

Mức độ tiếp thu của người học có sự tác động không nhỏ từ môi trường học tập như yêu cầu của giảng viên, môn học, nội dung học tập, khả năng truyền đạt kiến thức của giảng viên… có thể tác động gây ra cảm giác chán nản, tức giận hay khó chịu (biểu hiện gần của stress).

Đo lường và đánh giá mức độ cảm xúc của người học trong quá trình học tập có thể coi là hoạt động cần thiết và quan trọng, giúp người dạy biết được tâm lý người học khi mà điều kiện học tập trực tuyến rất khó để nhận biết. Điều này sẽ giúp người dạy điều tiết quá trình giảng dạy, làm giảm mức độ căng thẳng trong học tập giúp người học tiếp thu hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, đây cũng có thể được coi là kênh thông tin để đo lường hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu “Mô hình phát hiện cảm xúc khuôn mặt nhằm đánh giá mức độ “hài lòng” của sinh viên Học viện Ngân hàng khi tham gia học trực tuyến”. Nhóm tác giả đã thu thập hình ảnh của sinh viên Học viện Ngân hàng khi tham gia học trực tuyến qua phần mềm Zoom Meeting để làm dữ liệu huấn luyện và kiểm thử mô hình.

Giải bài toán phát hiện cảm xúc

Phát hiện cảm xúc khuôn mặt là bước phát triển tiếp sau của việc phát hiện khuôn mặt, tuy nhiên, có nhiều quan điểm trong việc định nghĩa khái niệm cảm xúc, vốn rất không rõ ràng. Nhóm đã thử nghiệm kiến trúc Deep Learning dựa trên nhiều lớp tích chập (ConvNet) để phát hiện cảm xúc khuôn mặt. Dữ liệu thu được từ camera của phần mềm Zoom Meeting chụp mặt của các sinh viên trong buổi học với nhiều trạng thái khác nhau, sau đó dữ liệu được chuyển vào xử lý với đầu ra xác suất, trả về xác suất của 3 loại cảm xúc do hệ thống tính toán được.

Phát hiện cảm xúc tích cực và tiêu cực của sinh viên trong học tập trực tuyến, nhóm đã thu thập tập dữ liệu gồm 1.000 ảnh (với 580 ảnh có cảm xúc tích cực và 420 ảnh có cảm xúc tiêu cực) ảnh được thu thập từ các ảnh chụp sinh viên Học viện Ngân hàng thông qua giao diện màn hình của phần mềm trực tuyến Zoom. Điều đáng vui mừng là độ chính xác của mô hình thu được là 93,54%.

Theo ThS Triệu Thu Hương, phát hiện cảm xúc tích cực và tiêu cực của người học trong quá trình học tập có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm thu được hiệu quả cho quá trình này. Phương pháp phát hiện và đánh giá cảm xúc tự động thông qua nhận diện khuôn mặt là giải pháp khả thi về mặt kỹ thuật và thời gian cũng như bảo đảm tính khách quan.

Việc ứng dụng phương pháp này là rất khả quan và đem lại hiệu quả trong việc cải tiến quá trình giảng dạy với mục đích làm giảm stress cho người học, giúp nâng cao hiệu quả dạy trực tuyến. Ảnh khuôn mặt của sinh viên sẽ được thu thập tự động qua phần mềm Zoom sau mỗi giờ học với số lượng nhất định, sử dụng làm đầu vào để đánh giá cảm xúc tích cực và tiêu cực chung của sinh viên, từ đó đưa ra kết quả giờ giảng của giảng viên có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Trên cơ sở đó, người giảng sẽ tiếp tục phát huy hoặc điều chỉnh phương án giảng dạy cho phù hợp.

Nhóm nghiên cứu cho biết, bên cạnh việc phát hiện cảm xúc của sinh viên Học viện Ngân hàng trong quá trình học trực tuyến thì mô hình này cũng có thể áp dụng cho các ngân hàng. Với dữ liệu đầu vào là ảnh của khách hàng khi đến phòng giao dịch, được thu thập qua các camera giám sát, đưa qua mô hình có thể phát hiện cảm xúc hài lòng hay không khi sử dụng dịch vụ, từ đó, ngân hàng nắm bắt được tâm trạng của khách hàng, có thể đưa ra phân tích và giải pháp phù hợp nhằm mang lại trải nghiệm cá nhân hóa, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm xua đuổi côn trùng từ cây cỏ

Từ tinh dầu giổi chanh, tràm gió, bạc hà á, sả chanh... đã tạo ra chế phẩm xua đuổi côn trùng an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say...

Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu trải nghiệm du lịch số ngày càng tăng và các tour ảo cùng những tiện ích hiện đại được ưa chuộng nhiều hơn với trải nghiệm mới mẻ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.