Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nữ tiến sĩ gốc Việt và ý tưởng tạo ra loại pin...

Nữ tiến sĩ gốc Việt và ý tưởng tạo ra loại pin có tuổi thọ 400 năm

Trong tương lai, con người sẽ không phải vứt bỏ những viên pin điện thoại hay laptop đã cạn kiệt vào thùng rác nữa nhờ phát minh đột phá của một nữ tiến sĩ gốc Việt.
Tiến sĩ Mya Le Thai và công trình đột phá về pin có tuổi thọ 400 năm (Ảnh: Wonderful Engineering)

Tiến sĩ Mya Le Thai và công trình đột phá về pin có tuổi thọ 400 năm (Ảnh: Wonderful Engineering)

Một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt tại Đại học California Irvine (UCI) đã phát minh ra vật liệu pin dựa trên dây nano có thể sạc hàng trăm nghìn lần, đưa con người đến gần hơn với loại pin có thể tồn tại mãi mãi mà không cần thay thế.

Theo bảng tin đăng trên tập san khoa học của UCI thì công trình đột phá này có thể là tiền đề để các nhà sản xuất pin lithium-ion tạo ra các loại pin thương mại có tuổi thọ dài đến 400 năm nhằm cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị phục vụ cuộc sống, bao gồm máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng, ô tô và tàu vũ trụ.

Ý tưởng táo bạo này được các nhà khoa học thuộc UCI, trong đó có nữ nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ Mya Le Thai chuyên nghiên cứu về công nghệ dây nano, bắt đầu tiến hành từ năm 2016 tại phòng thí nghiệm của trường do Giáo sư Hóa học Reginald Penner phụ trách.

Cô Mya Le Thai đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Ảnh: UCI News)

Cô Mya Le Thai đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Ảnh: UCI News)

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm sử dụng dây nano để lưu trữ năng lượng trong viên pin. Tuy nhiên, họ đã gặp phải trở ngại khó giải quyết khi các dây nano mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần trang bị trong viên pin lithium-ion thường bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng đứt, nứt và ngừng hoạt động sau một số chu kỳ sạc nhất định.

Sau nhiều lần thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của UCI đã giải quyết được vấn đề này bằng cách phủ một dây nano vàng trong lớp vỏ mangan đioxit và bọc bộ phận lắp ráp trong chất điện phân làm bằng gel tương tự như nhựa Plexiglas.

Phát minh của cô Mya Le Thai và nhóm nghiên cứu đã được các hãng truyền thông lớn của Mỹ đưa tin (Ảnh: Goran Matijasevic)

Phát minh của cô Mya Le Thai và nhóm nghiên cứu đã được các hãng truyền thông lớn của Mỹ đưa tin (Ảnh: Goran Matijasevic)

Cô Mya Le Thai, lúc đó là Trưởng nhóm nghiên cứu, đã quay điện cực thử nghiệm với chu kỳ lên đến 200.000 lần trong vòng ba tháng liên tục mà không phát hiện bất kỳ sự suy giảm công suất hoặc nguồn điện nào. Đặc biệt, cô không hề chứng kiến trường hợp đứt gãy dây nano nào xảy ra trong suốt quá trình đó.

Khám phá của cô Mya Le Thai rất có ý nghĩa trong ứng dụng bởi pin máy tính xách tay hay điện thoại thông minh có tuổi thọ trung bình từ 300 đến 500 chu kỳ sạc mà thôi. Vì vậy, với loại pin nano được phát triển tại UCI có khả năng thực hiện được 200.000 chu kỳ sạc, đồng nghĩa với việc giúp kéo dài tuổi thọ pin của các thiết bị điện tử có thể tồn tại trung bình khoảng 400 năm.

Phát hiện đáng kinh ngạc này sau đó đã được công bố trên tập san khoa học American Chemical Society’s Energy Letters của Mỹ.

Phát minh của Tiến sĩ Mya Le Thai được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín của thế giới (Ảnh: Priscilla Iezzi)

Phát minh của Tiến sĩ Mya Le Thai được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín của thế giới (Ảnh: Priscilla Iezzi)

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng, số lượng dây nano vàng cần thiết để tạo ra loại pin này sẽ khiến cho pin thành phẩm bị đội giá cao khi đến tay người tiêu dùng, vì vậy, họ đề xuất có thể sử dụng niken để thay thế khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

Mặc dù dự án đầy tham vọng này hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, và các nhà khoa học cũng chưa đưa ra được thời điểm cụ thể để ứng dụng ý tưởng này vào ngành công nghiệp sản xuất pin lithium-ion theo hướng bền vững, thế nhưng người ta vẫn đang rất hy vọng nó sẽ mang lại nhiều tiện ích cho con người, cũng như góp phần giải quyết vấn nạn rác thải pin đang gây hại nghiêm trọng cho môi trường hiện nay.

Nữ tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Mya Le Thai nghiên cứu về công nghệ nano trong phòng thí nghiệm (Video: UCI Irvine)

Mya Le Thai có tên tiếng Việt là Lê Thị Trà My. Trước khi sang Mỹ du học, cô là cựu nữ sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng niên khóa 2002-2003.

Mya Le Thai đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Vật lý hóa học ở Đại học UCI, và hiện đang là kỹ sư làm việc cho tập đoàn máy tính Intel Corporation ở Mỹ. Trước đó, cô theo học bậc cử nhân về công nghệ nano (Nanotechnology) tại Đại Học UCLA. Năm 2015, cô đến Washington D.C. và làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Mỹ, trước khi trở về lại UCI để tham gia nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ nano.

Hiện cô Mya Le Thai vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để công trình được được hoàn thiện hơn, từ đó có thể tạo ra loại pin mới dùng đến hàng thế kỷ có thể được ứng dụng cho ô tô, nhà cửa, máy bay, công cụ xây dựng, khám phá không gian cũng như các thiết bị điện tử và điện gia dụng khác.

Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Mya Le Thai trong ngày tốt nghiệp tại Đại học UCLA (Ảnh: NVCC/NLD)

Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Mya Le Thai trong ngày tốt nghiệp tại Đại học UCLA (Ảnh: NVCC/NLD)

Pin Li-On hay còn gọi Lithium-Ion là một trong những loại pin sạc được sử dụng rộng rãi nhất cho các thiết bị điện tử tiêu dùng cầm tay như máy tính xách tay và điện thoại di động. Chúng có mật độ năng lượng cao và không có hiệu ứng bộ nhớ (hiệu ứng khiến pin phải sạc ít hơn) so với các thiết bị cùng thời.

Pin lithium-Ion cũng đang trở nên phổ biến trong các ứng dụng xe điện dân dụng, quân sự và hàng không vũ trụ.

Mặc dù có nhiều ưu điểm, thế nhưng pin lithium-ion cũng có những nhược điểm lớn chưa thể khắc phục được ở thời điểm hiện tại. Nó dễ vỡ và cần một mạch bảo vệ để duy trì hoạt động an toàn. Được tích hợp trong mỗi gói, mạch bảo vệ giới hạn điện áp cực đại của từng tế bào trong quá trình sạc và ngăn điện áp di động giảm quá thấp khi phóng điện.

Lão hóa là mối quan tâm với hầu hết các pin lithium-ion và nhiều nhà sản xuất vẫn giữ im lặng về vấn đề này. Tình trạng suy giảm công suất là đáng chú ý sau một năm, cho dù pin đang sử dụng hay không. Pin thường xuyên bị hỏng sau hai hoặc ba năm.

Mộ chiếc điện thoại iPhone thông thường chỉ có tối đa 500 chu kỳ sạc trước khi viên pin không thể sử dụng được (Ảnh: Joshua Oluwagbemiga/Unsplash)

Mộ chiếc điện thoại iPhone thông thường chỉ có tối đa 500 chu kỳ sạc trước khi viên pin không thể sử dụng được (Ảnh: Joshua Oluwagbemiga/Unsplash)

Theo Báo Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên dòng Ô Lâu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.6

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.