Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Tận dụng...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tận dụng vỏ chôm chôm làm phân hữu cơ

Phân hữu cơ từ vỏ chôm chôm có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu phosphor và kali, giúp gia tăng năng suất cho cây trồng và bảo vệ môi trường.
Dùng vỏ chôm chôm làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ.
Dùng vỏ chôm chôm làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ.

Giải bài toán ô nhiễm môi trường

Tỉnh Bến Tre có khoảng 5.300ha chôm chôm, chiếm 70% diện tích chôm chôm của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoại trừ đợt bị ảnh hưởng của hạn mặn (2019 – 2020), hàng năm, cây chôm chôm Bến Tre đạt năng suất khoảng 21,9 tấn/ha. Ngoài xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước, các cơ sở sản xuất trong tỉnh còn dùng chôm chôm để chế biến mứt. Quá trình đó, vỏ quả thường được đổ thải trực tiếp ra môi trường.

Chị Trần Thị Thu Hồng, chủ cơ sở sản xuất mứt chôm chôm Cô Chín (ở ấp Phú Ninh, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, số lượng vỏ chôm chôm thải ra hàng ngày của cơ sở dao động 500 – 600kg, tương ứng 2 tấn quả và tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 và tháng 11 đến tháng 1 hàng năm.

“Trong các tháng còn lại, lượng vỏ thải ra hàng ngày thấp hơn do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo thực phẩm giảm. Qua mỗi mùa Tết, lượng vỏ quả bỏ đi phải đến vài chục tấn”, chị Hồng cho biết.

Hiện tại, Bến Tre có nhiều cơ sở sản xuất mứt chôm chôm nên lượng phế thải này tương đối lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức, phần thải này có thể gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống xung quanh.

Bà Lương Thị Hồng Nguyên, công tác tại Dự án Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (AMD) Bến Tre cho biết, theo nghiên cứu, vỏ chôm chôm là nguyên liệu giàu phospho (lân) và kali, và một số thành phần khoáng khác có lợi cho cây trồng. AMD Bến Tre đã phối hợp với cơ sở sản xuất mứt chôm chôm Cô Chín và nhóm giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý vỏ chôm chôm kết hợp phế phẩm nông nghiệp như mụn dừa, mụn cưa… thành phần hữu cơ.

ThS Nguyễn Thành Nho, chủ nhiệm dự án cho biết, vỏ chôm chôm khi được ủ thành phân hữu cơ, hàm lượng phosphor và kali rất cao, được cố định tốt trong sản phẩm. Đây là những thành phần rất tốt cho cây trồng. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn bổ sung một lượng phân vô cơ như urê vào đống ủ để tăng lượng đạm cho cây trồng, đồng thời góp phần cung cấp dinh dưỡng cho men vi sinh phát triển trong suốt thời gian thực hiện quy trình sản xuất phân hữu cơ. Như vậy, chúng ta có thể thu được loại phân bán hữu cơ với giá trị dinh dưỡng cao.

Triển khai trên thực tế cho thấy, môi trường xung quanh cơ sở được giải quyết, không còn mùi do vỏ chôm chôm bị phân hủy gây ra, lượng phân làm ra mang bón trở lại cho vườn làm cho đất tơi xốp hơn, cây phát triển bình thường so với việc bón phân hóa học trước đây.

Khi áp dụng quy trình ủ vỏ chôm chôm, thời gian phân hủy của vỏ quả được rút ngắn. Thay vì để phân hủy tự nhiên – phải mất ít nhất 9 tháng – xử lý theo quy trình trên thấy rút ngắn còn từ 1 – 3 tháng; Từ đó, giảm được ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, gia đình cũng sử dụng phân bón từ vỏ quả chôm chôm để bón cho bưởi, chôm chôm, giúp tiết kiệm được chi phí. Qua sử dụng, đất tơi xốp, cây khoẻ và năng suất tốt hơn.

Sẽ triển khai rộng

ThS Nguyễn Thành Nho cho biết, quy trình ủ phân hữu cơ từ vỏ chôm chôm khá đơn giản. Vỏ chôm chôm sau khi thu gom được băm nhỏ đến kích thước cạnh dưới 1cm. Mụn dừa nguyên liệu đã được xay nhỏ trộn đều với vỏ chôm chôm và đưa men vi sinh Trichoderma sau khi được tăng sinh khối vào để ủ.

Mỗi mẻ ủ khoảng 500kg, vỏ chôm chôm sau khi xay nhuyễn được trộn với 150kg mụn dừa. Lấy 0,5 lít dung dịch Trichoderma pha với 20 lít nước và phun lên đống hỗn hợp. Điều chỉnh lượng nước bảo đảm độ ẩm của hỗn hợp khoảng 50 – 55%. Đống ủ được đảo trộn bằng xẻng sau từ 5 – 7 ngày để tăng lượng oxy cho vi sinh phát triển và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sinh học.

Trong mùa nắng, nhiệt độ cao, quá trình khuấy trộn cần được thực hiện thường xuyên hơn sau mỗi 3 đến 4 ngày. Kiểm tra độ ẩm và cần thiết phải bổ sung thêm nước để độ ẩm đạt 50 – 55% bảo đảm phân có được chất lượng tốt và hạn chế quá trình thất thoát chất dinh dưỡng do phân huỷ nhiệt.

Mẫu ủ được kiểm tra độ chín bằng cách kiểm tra độ tơi của đống ủ. Sau 28 ngày khi độ tơi của phân đạt yêu cầu (nhiệt độ ổn định từ 30 đến 40 độ C, sờ không thấy cảm giác bỏng rát, phân ủ tơi có màu đen thì đống ủ chín) có thể mang ra sử dụng. Loại phân bón này rất phù hợp với các loại cây trồng ăn trái, cho năng suất cao, giảm phụ thuộc vào phân hóa học đồng thời giúp cải thiện môi trường cho các cơ sở sản xuất mứt chôm chôm.

ThS Nguyễn Thành Nho cho biết, phân hữu cơ từ vỏ chôm chôm có thể giúp tăng 10 – 15% năng suất cây ăn trái cho các nhà vườn. Đặc biệt là có thể ủ phân trong chính các vườn cây theo hình thức tại chỗ, từ đó có nguồn dinh dưỡng ổn định cho cây trồng phát triển lâu dài.

Bà Lương Thị Hồng Nguyên cho biết thêm, AMD Bến Tre và hộ gia đình phối hợp nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của cây và tài liệu hóa hoạt động ủ phân này để giúp cho các hộ dân nhân rộng trong thời gian tới. Hy vọng bằng phương pháp này có thể tận dụng và mở rộng ra nhiều loại vỏ trái cây khác để phục vụ canh tác sạch cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.