Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 - Nhà khoa học...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Nhà khoa học Việt kiểm soát lục bình bằng… bọ

Lục bình (Eichhornia crassipes) là loài thảo mộc, sống trong môi trường nước ngọt, thuộc họ Pontederiaceae.
Loài bọ có khả năng kiểm soát tốt lục bình, thân thiện với môi trường.
Loài bọ có khả năng kiểm soát tốt lục bình, thân thiện với môi trường.

TS Lê Khắc Hoàng và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Sinh học Nhiệt đới TPHCM đã nghiên cứu thành công loài bọ dùng để kiểm soát lục bình.

Dùng côn trùng ăn lục bình để bảo vệ môi trường

Lục bình (Eichhornia crassipes) là loài thảo mộc, sống trong môi trường nước ngọt, thuộc họ Pontederiaceae. Lục bình được cho là có nguồn gốc từ khu vực sông Amazon – Nam Mỹ và lan truyền qua nhiều nước, vùng lãnh thổ thuộc đới nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.

Lục bình thích nghi tốt với hầu hết các loại hình thủy vực khác nhau, chịu được những điều kiện khắc nghiệt như thiếu dinh dưỡng, độ pH thay đổi, nhiệt độ và ngay cả khi nước bị nhiễm độc.

Lục bình phát triển nhanh chóng ở những nơi ngập nước như các ao, hồ, cửa sông, đầm lầy, kênh, mương, sông, suối, các vùng nước tù đọng khác và phát triển mạnh trong nguồn nước giàu dưỡng chất như nước thải từ các thành phố, chất thải nông nghiệp.

Hiện nay, lục bình xâm hại các hệ thống kênh mương nội đồng cũng như hệ thống kênh thoát nước trong nội ô thành phố là vấn đề rất đáng quan ngại. Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM, hiện lục bình phát triển dày đặc tại 25km sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố, việc xâm lấn của lục bình sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy.

Hơn nữa, lục bình cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên lụt cục bộ trong nội đô, đặc biệt vào mùa mưa. Theo tính toán của người dân, chạy ghe, xuồng trên đoạn sông bị lục bình bao phủ phải tốn nhiên liệu gấp 8 – 10 lần so với lòng sông thông thoáng.

TS Lê Khắc Hoàng cho biết, trong các biện pháp kiểm lục bình, biện pháp sinh học cho thấy có nhiều tiềm năng phát triển, ít tốn kém chi phí, thân thiện với môi trường và đảm bảo được tính bền vững.

Các biện pháp kiểm soát sinh học chính được sử dụng thành công là hai loài bọ Neochetina eichhorniae và Neochetina bruchi, một số côn trùng thuộc bộ cánh vảy, Niphograpta albiguttalis Warren và Xubida infusellus Walker và loài ve Oribatid, Orthogalumuna terebrantis Wallwork.

Trong đó, bọ N. bruchi và bọ N. eichhorniae đã được áp dụng để kiểm soát lục bình theo hướng sinh học và đạt được nhiều thành công. Hai loài bọ này chỉ ăn các loài thuộc họ lục bình, đã được phóng thích và có kết quả kiểm soát đáng chú ý ở các nước như Argentina, Australia, Ấn Độ, Sudan, Mỹ và Nam Phi, Thái Lan, Malaysia…

Nhóm các nhà khoa học đã hoàn thiện quy trình kiểm soát cây lục bình trên hệ thống kênh rạch tại TPHCM bằng 2 loài bọ N. eichhorniae và N. bruchi và đánh giá tác động đến chất lượng nước sau khi phóng thích hai loài bọ này.

Dùng bọ diệt lục bình

Các tác giả đã tiến hành các nội dung nghiên cứu hình thái, sinh học, sinh thái của N. bruchi trong điều kiện phòng thí nghiệm; tương tác ký sinh, ký chủ giữa lục bình, loài N. bruchi và loài N. eichhorniae; đánh giá khả năng ăn phá của N. bruchi; thử nghiệm phóng thích, đánh giá khả năng kiểm soát lục bình bởi loài N. bruchi ở quy mô nhỏ 2.000 m2; phóng thích N. bruchi ngoài thực tế; đánh giá tương tác N. eichhorniae và N. bruchi…

Kết quả cho thấy, bọ N. bruchi là côn trùng biến thái hoàn toàn, ở nhiệt độ 30ºC là thích hợp nhất cho loài bọ này sinh trưởng và sinh sản. Bọ N. bruchi chỉ ăn phá và hoàn thành vòng đời trên cây ký chủ lục bình. Bọ có dấu hiệu ăn phá ở cây rau mác (họ Pontederiaceae) và cây thài lài, cây lẻ bạn (bộ Commelinales) nhưng không hoàn thành vòng đời.

Phóng thích bọ N. bruchi và bọ N. eichhorniae trưởng thành mật số cao sẽ cho thời gian diệt lục bình ngắn lại. Phần lớn kể cả ở mật số 1 cặp/cây có thể diệt lục bình sau 4 tháng.

Hiệu quả phóng thích bọ ngoài thực tế ở quy mô 2.000m2 và 20.000m2 cho thấy, bọ N. bruchi có khả năng thiết lập quần thể tốt, trong thời gian 4 tháng thử nghiệm đã cho thấy khả năng phát triển quần thể và dần kiểm soát lục bình.

Loài N. bruchi cắn phá nhiều nhất ở những cây lục bình đang phát triển mạnh, bọ ưu tiên cắn phá ở những bộ phận non hơn như nách lá, cuống lá non, cây con. Loài N. eichhorniae có xu thế lựa chọn ăn phá ở các bộ phận già hơn.

Kết quả đánh giá chất lượng nước cho thấy, khi sử dụng bọ N. eichhorniae và N. bruchi để kiểm soát lục bình, ở tháng thứ 2, chất lượng nước bị ảnh hưởng do lục bình chết phân hủy, tuy nhiên không có sự khác biệt với đối chứng từ tháng thứ 3.

Sử dụng kết hợp bọ Neochetina spp. kết hợp với một số bào tử nấm giúp đẩy nhanh tốc độ kiểm soát lục bình. Lục bình bị kiểm soát đến 60% sau 4 tháng phóng thích Neochetina spp. kết hợp một số bào tử nấm tại Kênh Tham Lương – Bến Cát (quận Bình Tân – TPHCM).

Hai loài bọ N. eichhorniae và N. bruchi rất phù hợp để sử dụng làm thiên địch kiểm soát lục bình tại Việt Nam do có nhiều ưu thế hơn so với các nước khác đã sử dụng thành công (vòng đời ngắn, khả năng sinh sản sao hơn).

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Học sinh Kiên Giang chế viên nén nhiên liệu từ rác thải nhựa

Viên nén nhiên liệu được tạo ra từ vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn trộn với bột đá vôi dolomit là sản phẩm của hai học sinh ở Kiên Giang.

Kem đánh răng thông minh

Vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học còn được sử dụng để thêm vào trong kem đánh răng giúp lấp đầy những vết xước, khuyết bề mặt răng.

Sinh viên tạo mặt nạ cho chân từ xương rồng

Xương rồng Nopal (Opuntia ficus-indica) là một loài cây trồng quan trọng ở những vùng hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên sáng chế lẩu tự sôi trong 10 phút

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã sáng tạo thành công sản phẩm ăn liền lẩu chay tự sôi.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.48) Làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế): Di sản trăm năm bên dòng Ô Lâu – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với vẻ hiền hòa, yên bình được bồi đắp hơn 500 năm nay từ dòng sông Ô Lâu huyền thoại bốn mùa trong xanh, bao bọc lấy ngôi làng, Phước Tích như một bức tranh quê đặc trưng không chỉ ở dáng dấp bên ngoài với cây đa, bến nước, sân đình… mà còn ở những trầm tích di sản và nét văn hóa mà những con người ở Phước Tích xây dựng và bồi đắp nên qua bao thế hệ.

Meta tung ra trợ lý AI cải tiến, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với OpenAI

Meta Platforms vừa phát hành các phiên bản của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhất mang tên Llama 3, cùng với một trình tạo hình ảnh có khả năng cập nhật hình ảnh theo thời gian thực dựa trên các yêu cầu bằng văn bản của người dùng. Đây được xem là một bước đi của Meta nhằm bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh.

[WOWTIMES – VIETKINGS] (1922-2024) Khách sạn Dalat Palace – Châu Âu cổ kính giữa lòng phố núi – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.6

(nienlich.vn) Khách sạn Dalat Palace là một trong những công trình điển hình cho di sản kiến trúc Pháp ở xứ sở sương mù Đà Lạt. Không những thế, công trình này còn là chứng tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của cao nguyên Lâm Viên, là địa chỉ đỏ gắn với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh này.

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.