Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Sinh Viên Sáng Tạo - Sinh viên biến giấy thải thành...

Top Sinh Viên Sáng Tạo – Sinh viên biến giấy thải thành mực in

Từ giấy thải bỏ như vỏ carton, hộp sữa, đồ đựng thức ăn, vở viết… nhóm sinh viên Trường Đại học RMIT xây dựng quy trình biến thành mực in để bảo vệ môi trường.
Nhóm HayDay mong muốn sẽ ngày càng có nhiều dự án của giới trẻ vì môi trường.

Nhóm HayDay mong muốn sẽ ngày càng có nhiều dự án của giới trẻ vì môi trường.

“Phù phép” giấy thành mực in

Nhóm sinh viên có tên HayDay, Trường Đại học RMIT: Diệp Phan Anh Tài, chuyên ngành Digital Marketing; Hùng Huệ Lan, Nguyễn Phan Quốc Duy, chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế và Nguyễn Thái Minh Thư, chuyên ngành Quản trị nhân sự vừa xây dựng thành công quy trình biến giấy thải thành mực in.

Nhóm cho biết, dựa vào kiểm toán của RMIT 2021 (RMIT Waste Audit 2021), ước tính Trường RMIT môi trường thải ra tất cả 20,6 tấn giấy, chủ yếu là giấy in, hộp đựng thức ăn và thùng carton. Có đến 90% học sinh được ghi nhận vứt bỏ giấy như tài liệu học tập hoặc hộp đựng thức ăn ngay lần sử dụng đầu tiên.

Hiện tại, trường chưa có biện pháp xử lý bền vững nào đối với các loại rác thải giấy. Mặc dù, trong khuôn viên nhà trường có thùng rác phân loại, nhưng đến cuối ngày, rác thải vẫn chưa được phân loại đúng cách.

Trước các ảnh hưởng to lớn của rác thải giấy, HayDay đã nghĩ ra ý tưởng chuyển đổi giấy sang một dạng mới để phục vụ đời sống con người tốt hơn. Sau một quãng thời gian tìm hiểu, chúng em đã tìm ra một công nghệ chuyển đổi giấy sang mực in thân thiện với môi trường hơn so với mực in thông thường.

Quy trình công nghệ không quá phức tạp. Các loại rác thải giấy sẽ được thu gom và phân loại trong khuôn viên trường thông qua các thùng rác phân loại đặc biệt. Sau đó, những tờ giấy thu thập này sẽ được đưa vào máy sản xuất mực in và được cắt thành những mảnh nhỏ hơn để chuyển hóa thành mực in bằng công nghệ sinh học.

Công nghệ này sẽ chuyển đổi giấy thành than sinh học thô, một vật liệu rắn thu được từ quá trình chuyển đổi nhiệt hóa. Để có được than sinh học tinh khiết, một số hóa chất sẽ được bổ sung để loại bỏ các chất gây ô nhiễm khoáng chất từ than thô. Cuối cùng, than sinh học nguyên chất được thêm vào dung môi để tạo ra mực in. Mực in sẽ được sử dụng trong khuôn viên trường phục vụ cho mục đích học tập và làm việc.

“Trong quá trình tạo ra mực in, máy sẽ tạo ra dầu sinh học. Vì dầu sinh học có thể được sử dụng để làm phân bón nên nhà trường có thể sử dụng dầu này để làm cho cây cối và cỏ trong khuôn viên trường màu mỡ hơn”, Hùng Huệ Lan chia sẻ.

Giấy nào cũng có thể chuyển thành mực

Chia sẻ thêm về dự án của nhóm, Quốc Duy cho hay, ý tưởng ban đầu của bọn em là sử dụng giấy thải sử dụng trong việc học như là giấy in. Nhưng sau khi đào sâu vào thực tế thì bất kỳ sản phẩm làm từ giấy đều có thể làm mực được.

Một sự thật bất ngờ là mỗi năm 1 trường đại học có thể thải ra khoảng 18 – 22 tấn giấy, số lượng này tương đương với khoảng 10 – 12 nghìn lít mực có thể sản xuất. Số mực này có thể cung cấp cho thị trường để các trường có nguồn thu nhập giảm bớt gánh nặng chi phí khi lắp đặt máy.

“Chúng em nghĩ rằng đây là một ý tưởng có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng ở nhiều nơi chứ không chỉ giới hạn ở trong khuôn viên trường học. Vì mọi người cũng hiểu là rác thải từ giấy có ở khắp mọi nơi và hằng năm chiếm một số lượng rất lớn gây ảnh hưởng đến môi trường. Chúng ta cần phải tìm cách tận dụng lượng rác thải này”, Minh Thư cho biết.

Tuy nhiên, Minh Thư cũng chia sẻ thật rằng, để so sánh với những loại mực trên thị trường hiện nay thì loại mực từ giấy thải rất khó để có chất lượng giống bằng (độ chính xác màu và độ đậm). Thế nhưng, ý tưởng này sẽ càng hiệu quả hơn khi được đầu tư nghiên cứu và phát triển nhiều hơn vào công nghệ sinh học chuyển đổi giấy thành mực.

Nhóm mong muốn, dù đây là một giải pháp giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng sản phẩm mực in bền vững được tạo ra sẽ có một chất lượng nhất định so với sản phẩm trong thị trường hiện nay.

Minh Thư cũng cho hay, nhóm đặt tên là HayDay vì có 2 ý nghĩa: “Một là Hay Day – chúng em sẽ luôn tận hưởng trong suốt quá trình làm việc với nhau, không quá áp lực nhau nhưng phải thực sự nghiêm túc vì mục tiêu chung, chính là tạo ra giá trị cho trái đất.

Đó là tinh thần chung của cả nhóm. Hai là “Hay Đấy”. Chúng em mong muốn mọi người khi đọc ý tưởng của chúng mình sẽ phải thốt lên “Đội này Hay Đấy”. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu các ý tưởng mới theo hướng vì môi trường xanh và sức khỏe con người.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Học sinh Kiên Giang chế viên nén nhiên liệu từ rác thải nhựa

Viên nén nhiên liệu được tạo ra từ vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn trộn với bột đá vôi dolomit là sản phẩm của hai học sinh ở Kiên Giang.

Kem đánh răng thông minh

Vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học còn được sử dụng để thêm vào trong kem đánh răng giúp lấp đầy những vết xước, khuyết bề mặt răng.

Sinh viên tạo mặt nạ cho chân từ xương rồng

Xương rồng Nopal (Opuntia ficus-indica) là một loài cây trồng quan trọng ở những vùng hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên sáng chế lẩu tự sôi trong 10 phút

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã sáng tạo thành công sản phẩm ăn liền lẩu chay tự sôi.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Bao bì làm từ cây dừa

Gỗ dừa và xơ sợi phế liệu từ cây dừa là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho hoạt động sản xuất bột giấy và giấy phục vụ ngành công nghiệp bao bì. Nguồn nguyên liệu này là nguồn lực trực tiếp kéo giảm áp lực cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên và có trách nhiệm với xã hội trong việc bảo vệ môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Đồ chơi trẻ em từ nhà sáng tạo nhí

Từ trò chơi dân gian nhảy lò cò, Châu Anh có ý tưởng thiết kế các ô nhảy di động có tính điểm, thắng giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…