Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Các Ý Tưởng Sáng Tạo Độc Lạ 2022 - Âm nhạc...

Top Các Ý Tưởng Sáng Tạo Độc Lạ 2022 – Âm nhạc từ… men vi sinh

Mikeal Hwang là một nhà sinh vật học, một nghệ sĩ và một nhạc sĩ, nhưng âm nhạc mà anh tạo ra có lẽ là thứ mà bạn chưa từng nghe qua. Hwang tạo ra âm nhạc bằng cách lấy âm thanh từ men sống và biến các mẫu thử thành các bản nhạc kỳ lạ.
Một bản nhạc “sống” của Mikeal Hwang

Một bản nhạc “sống” của Mikeal Hwang

Được biết đến với bí danh âm nhạc Psient, Hwang đã tìm cách cân bằng giữa nghệ thuật và khoa học: lấy cảm hứng từ nghiên cứu y sinh học để tiếp cận âm nhạc với tính nghệ thuật gắn liền với các vấn đề khoa học.

“Âm nhạc là dòng chảy miên viễn trong cuộc sống của tôi”, Hwang cho biết. Mẹ anh là ca sĩ và cha anh là người chơi kèn tuba. Anh bắt đầu học DJ ở trường đại học, cuối cùng trở thành “bán chuyên nghiệp” ở Seoul, Hàn Quốc, vào năm 2016. Nền âm nhạc điện tử ngầm đang phát triển mạnh của thành phố là nguồn cảm hứng lớn cho anh.

“Khi lấy bằng Thạc sĩ khoa học ở London, tôi đã có ý tưởng lắng nghe tế bào. Vào thời điểm đó, tôi đang tham gia vào một nghiên cứu cụ thể xem xét việc sử dụng điện như một loại thuốc – loại nghiên cứu đó khiến tôi suy nghĩ về nhiều ý tưởng khác nhau liên quan đến sự giao thoa của vạn vật”. Hwang nghĩ rằng thay vì sử dụng điện cho mục đích trị liệu, anh có thể tập trung vào việc lắng nghe các tế bào. Không thể đảm bảo nguồn tài chính, Hwang buộc phải tạm dừng sự nghiệp khoa học của mình và trở về Hàn Quốc. Nhưng tầm nhìn của anh ấy về việc lắng nghe các tế bào vẫn còn đó.

Hwang hồi tưởng: “Nó để lại một ấn tượng mạnh, đó cũng là lúc tôi nảy ra ý tưởng đơn giản hóa chủ đề, biến nó thành một biểu hiện nghệ thuật, cho phép mọi người nghe âm thanh từ một vật cực nhỏ và khiến họ nghĩ về nó giống như cách tôi đã hình dung”. Và EP Signal ra đời, một dự án giao thoa giữa sinh học, âm thanh và âm nhạc. Được hỗ trợ bởi Quỹ Văn hóa thiên đường, một tổ chức nghệ thuật có trụ sở tại Incheon, Hàn Quốc, dự án đã được triển lãm hồi tháng 5 và trưng bày cùng với các dự án nghệ thuật dựa trên công nghệ khác. Bản cài đặt nghe nhìn, ra mắt cùng lúc với Signal, là một trong những nhạc cụ duy nhất sống theo đúng nghĩa đen.

Signal bao gồm 3 thành phần: âm nhạc, đối tượng và sự thấm nhuần. Hwang cho biết: “Đầu tiên tôi thu các mẫu âm thanh về các rung động tế bào của tế bào nấm men, sau đó tôi có thể kéo giãn và thao tác để tạo ra các loại dụng cụ lai kỹ thuật số mới”. Sau đó, Hwang hợp tác với nhà thiết kế không gian và Trưởng phòng thiết kế JART Atelier Jeffrey Jehwan Kim, người đã tìm ra cách để lắng nghe sinh học và tạo ra một không gian mà mọi người có thể trải nghiệm nó. Để làm được như vậy, Hwang đã lấy cảm hứng từ những công cụ cơ bản được sử dụng trong sinh học và âm nhạc: đĩa Petri và đĩa hát vinyl.

Hwang giải thích: “Tôi lấy cảm hứng từ đĩa Petri mà chúng tôi nuôi cấy vi sinh vật và sinh học trên toàn thế giới. Nó là một công cụ cơ bản của vi sinh vật học. Tôi đã tùy chỉnh thiết kế của một bản ghi sao cho có một ngăn trống được hình thành bên trong nó, bao bọc và cấy vào đó một loại nấm men sống. Sau đó, chúng tôi chạm khắc phần trên cùng của đĩa nhựa với âm nhạc để tạo ra vật thể mà theo hiểu biết của tôi, đó là phương tiện âm nhạc sống đầu tiên. Cộng tác với Jeffrey Jehwan Kim cho phép chúng tôi tạo ra không gian này, trong đó mọi người có thể trải nghiệm âm nhạc và các đồ vật trong môi trường. Nó cho phép chúng tôi tưởng tượng mình đang ở trong tế bào của nấm men và lắng nghe những rung động của nó”.

Hwang luôn đau đáu với sứ mệnh khiến mọi người suy nghĩ về vai trò của sinh học trong văn hóa thông qua nghệ thuật: “Với nhận thức của cộng đồng, các cuộc khủng hoảng như đại dịch Covid-19 có thể đã có một ngã rẽ khác nếu mọi người hiểu rõ hơn về cách đối phó với các vi sinh vật vô hình. Mục tiêu của tôi với Jeffrey Jehwan Kim cũng là khiến mọi người suy nghĩ về việc vi sinh vật hoặc sinh học có thể đóng vai trò như thế nào trong âm nhạc. Tôi tin rằng tương lai của âm thanh là sinh học”.

Theo SGGP

CÁC TIN KHÁC

Học sinh Kiên Giang chế viên nén nhiên liệu từ rác thải nhựa

Viên nén nhiên liệu được tạo ra từ vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn trộn với bột đá vôi dolomit là sản phẩm của hai học sinh ở Kiên Giang.

Kem đánh răng thông minh

Vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học còn được sử dụng để thêm vào trong kem đánh răng giúp lấp đầy những vết xước, khuyết bề mặt răng.

Sinh viên tạo mặt nạ cho chân từ xương rồng

Xương rồng Nopal (Opuntia ficus-indica) là một loài cây trồng quan trọng ở những vùng hoang mạc và bán hoang mạc trên thế giới.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sinh viên sáng chế lẩu tự sôi trong 10 phút

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã sáng tạo thành công sản phẩm ăn liền lẩu chay tự sôi.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Bao bì làm từ cây dừa

Gỗ dừa và xơ sợi phế liệu từ cây dừa là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho hoạt động sản xuất bột giấy và giấy phục vụ ngành công nghiệp bao bì. Nguồn nguyên liệu này là nguồn lực trực tiếp kéo giảm áp lực cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên và có trách nhiệm với xã hội trong việc bảo vệ môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Đồ chơi trẻ em từ nhà sáng tạo nhí

Từ trò chơi dân gian nhảy lò cò, Châu Anh có ý tưởng thiết kế các ô nhảy di động có tính điểm, thắng giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nghiên cứu tiết lộ sự thực thú vị về tuổi thọ tối đa của con người

Dù tuổi thọ của con người vẫn đang tăng nhưng không có nghĩa là không có giới hạn, các chuyên gia nhận định những người sống trên 115 tuổi hiện vẫn còn hiếm.

Cáp treo Nữ Hoàng (Quảng Ninh) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Nữ hoàng băng qua cửa ngõ Vịnh Cửa Lục, nối liền từ bờ biển Bãi Cháy tới núi Ba Đèo (Hòn Gai - Thành phố Hạ Long). Với sự độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng Ninh.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.24) Chợ Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh): Ngôi chợ cổ giữa lòng Chợ Lớn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Bình Tây (còn được gọi là Chợ Lớn, Chợ Lớn Mới) với lối kiến trúc cổ, mang đậm phong cách Á Đông, được thành lập trong những năm đầu tiên hình thành vùng đất Sài Gòn xưa. Nơi đây là điểm buôn bán, giao thương quan trọng giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như với một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan…