Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Dùng năng lượng mặt trời sấy thu lợi từ lông gia cầm

Dùng năng lượng mặt trời sấy thu lợi từ lông gia cầm

Công nghệ sấy bằng năng lượng mặt trời do thạc sĩ Phan Văn Hiệp, Đại học Văn Hiến phát triển, giúp tăng giá trị từ lông gia cầm.

Công nghệ được ông Hiệp giới thiệu trong hội thảo “Tái chế lông gia cầm” do Trung tâm thông tin thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức sáng 22/6.

Ông Hiệp cho biết, lông gia cầm bình thường sẽ không có giá trị, thậm chí các doanh nghiệp chế biến còn phải mất chi phí cho việc xử lý. Từ thực tế này, năm 2017 ông đã nghiên cứu và phát triển công nghệ nhà sấy năng lượng mặt trời có thể tái chế lông gia cầm, công suất 1,5 tấn/ngày. Sau khi sấy, lông gia cầm có thể bán với giá 3.000 đồng/kg hoặc tiếp tục nghiền nhỏ thành bột, làm thức ăn chăn nuôi với giá cao hơn, khoảng 10.000 – 17.000 đồng mỗi kg.

Hệ thống sấy năng lượng mặt trời lắp đặt tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: NVCC

Hệ thống sấy năng lượng mặt trời lắp đặt tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: NVCC

Theo ông Hiệp, công nghệ do ông phát triển sử dụng nguyên lý “bẫy nhiệt mặt trời” giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho buồng sấy, rút ngắn thời gian sấy, đảm bảo không khí sạch và độ ẩm thấp trong nhà sấy. Vật liệu làm nhà sấy sử dụng tấm polycarbonate đặc ruột, trong suốt, cho ánh sáng xuyên thấu 95% giúp tăng nhiệt độ lên từ 10 – 30 độ C so với môi trường.

Hệ thống dùng công nghệ sấy động với hệ trục đứng xoay tròn trên các vỉ sấy giúp sản phẩm đồng đều hơn. Nhà sấy cũng thiết kế đèn cực tím dải C (UVC) để oxy hóa không khí, tạo ra ozone giúp diệt khuẩn, sản phẩm sấy không còn mùi hôi. Sử dụng năng lượng mặt trời nên hệ thống sấy tốn ít điện năng, khoảng 5kWh mỗi giờ nên chi phí sản xuất thấp.

Theo ông Hiệp, so với phương pháp phơi nắng thủ công, công nghệ sấy cho năng suất cao hơn hàng nghìn lần, không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí mặt bằng, lao động… Ngoài sấy lông gia cầm, hệ thống có thể sấy các loại thủy sản, trái cây, dược liệu…

Là chủ một vựa gà ở huyện Long Khánh, Đồng Nai, ông Phan Đăng Chánh cho biết, hàng ngày tổ chức giết mổ 1.000 – 3.000 con, số lượng lông thải ra rất lớn. Ông Chánh ký hợp đồng với một đơn vị thu gom rác thải với chi phí 500.000 đồng mỗi ngày.

Ông đánh giá mô hình sấy năng lượng mặt trời phù hợp cho nhu cầu trước mắt của vựa gà vì chi phí phù hợp (500 triệu đồng, năng suất 1,5 tấn một ngày). Cứ 1,5 tấn lông ướt, sấy thu được 500 kg, sau một năm có thể hoàn vốn đầu tư. “Các vựa chế biến gà ở khu vực chúng tôi cần liên kết với nhau để có nguồn nguyên liệu dồi dào hơn, giúp tăng lợi nhuận”, ông Chánh nói.

Ngoài tái chế bằng công nghệ sấy, tại sự kiện đại diện các nhà khoa học, doanh nghiệp giới thiệu công nghệ làm phân bón hữu cơ từ lông gia cầm bằng việc sử dụng vi sinh vật, chế biến bột từ lông gia cầm làm thức ăn chăn nuôi…

Sự kiện được tổ chức trong chuỗi “Kết nối công nghệ” do Trung tâm thông tin thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức từ năm 2020, định kỳ hàng tháng, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hoạt động nhằm kết nối cung cầu công nghệ theo yêu cầu của doanh nghiệp nhằm chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Dùng AI biến giọng nói thành văn bản

Giải pháp Memobot chuyên chuyển đổi giọng nói thành văn bản sử dụng công nghệ AI để tạo ra văn bản chính xác.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Chế phẩm sinh học giúp xử lý ô nhiễm dầu

Để xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm dầu, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, tạo ra chế phẩm sinh học có tên thương mại là MicroDegrader xử lý ô nhiễm dầu từ ứng dụng vi sinh vật tạo màng sinh học trên than sinh học.

Siêu du thuyền khổng lồ có hình dạng như rùa biển, chứa được 60.000 người, tốn 8 tỷ USD để chế tạo

Nếu được xây dựng, con tàu hình con rùa này sẽ trở thành một những công trình nổi trên biển lớn nhất thế giới từng được xây dựng.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Thầy trò trường Bách khoa chế vật liệu xây dựng cách nhiệt, cách âm từ...

Thầy và trò Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu quy trình sản xuất vật liệu xây dựng từ nguyên liệu chất thải tro bay.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Cô giáo làm thịt thực vật từ trái mít non

Cao Thị Cẩm Nhung, Đại học Cần Thơ, xây dựng quy trình làm thịt thực vật từ những trái mít non cho hương vị gần giống thịt thật.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Chống lão hóa da từ thành phần thiên nhiên

Sản phẩm chống lão hóa da từ dầu dừa hay tảo được các nhà khoa học Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bào chế thành công.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

VietKings công bố TOP 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2021 – 2022): (P.103) – Na dai Tây Ninh (Tỉnh Tây Ninh)

(Top - Bếp vàng) Tây Ninh, nơi vùng đất nằm giữa đôi bờ Vàm Cỏ, không chỉ nức tiếng với bánh tráng phơi sương, muối tôm mà còn có một loại quả vô cùng đặc biệt bởi luôn đứng đầu trong mâm ngũ quả của người Việt ta trong những ngày Tết. Đó là quả na dai hay còn được gọi là mãng cầu dai.

Xác lập kỷ lục Việt Nam cho cuộc thi vẽ tranh chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam – Mừng Đại hội Đoàn” bằng hình thức trực tuyến với gần 200.000 tranh vẽ của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố

(Kỷ lục - VietKings) Sáng ngày 28.11.2022 tại trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội), đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã trao bằng xác lập Kỷ lục: Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam - Mừng Đại hội Đoàn" được tổ chức trực tuyến với gần 200.000 bài dự thì của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố đến Hội đồng đội Trung ương và Công ty CP Tập đoàn Thiên Long. Và trong sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) cũng đã trao kỷ lục "Mô hình bút sáp màu cao nhất Việt Nam" đến Công ty CP TĐ Thiên Long.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới Năm 2022 – Ngành nông nghiệp phát triển bẫy sâu bệnh sử dụng công nghệ AI

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), sâu bệnh phá hoại đến 40% mùa màng trên thế giới mỗi năm, gây thiệt hại kinh tế 220 tỷ USD. Một công ty tại châu Âu đang phát triển bẫy sâu bệnh trí thông minh nhân tạo (AI) để giải quyết vấn đề này.

8 giải Nhất Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 24 được vinh danh

Sáng 27/11, Thành Đoàn TP. HCM phối hợp ĐHQG TP. HCM tổ chức tổng kết trao giải Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 24. Trong 12 lĩnh vực, Ban Tổ chức chọn 8 nghiên cứu trao giải Nhất trị giá 10 triệu đồng/giải.

80 dự án xuất sắc lọt vào chung kết cuộc thi Startup Kite 2022

Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp “Startup Kite 2022”, 80 dự án được ban tổ chức lựa chọn vào vòng chung kết.

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Nghệ nhân Ẩm thực, Kỷ lục gia Phan Tôn Tịnh Hải: 30 năm giữ và truyền lửa ẩm thực Việt

(KỶ LỤC - WOWTIMES) Là một trong những đầu bếp nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, Phan Tôn Tịnh Hải không còn là cái tên quá xa lạ với những ai yêu mến ẩm thực. Cô may mắn thừa hưởng niềm đam mê ẩm thực mãnh liệt và luôn mong muốn lưu giữ văn hóa Việt thông qua những món ăn truyền thống. Với kinh nghiệm đứng bếp 30 năm, Nghệ nhân Ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải luôn nỗ lực truyền tải những câu chuyện riêng gắn liền với mỗi món ăn.