Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 - Các nhà khoa...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Các nhà khoa học Việt chiết xuất quả bồ hòn tăng hạn dùng cho mỹ phẩm hữu cơ

Mỹ phẩm hữu cơ chiết xuất từ thiên nhiên có nhược điểm là hạn dùng ngắn, khó bảo quản.
Việt Nam có thể sản xuất Saponin từ bồ hòn và bồ kết ở quy mô lớn.
Việt Nam có thể sản xuất Saponin từ bồ hòn và bồ kết ở quy mô lớn.

Các nhà khoa học đã tìm ra cách tinh chế Saponin từ bồ kết và bồ hòn để diệt khuẩn, tăng hạn dùng cho sản phẩm.

Nâng cao giá trị cho bồ kết và bồ hòn

TS Lưu Xuân Cường, Viện Đào tạo và Phát triển Công nghệ Hoá dược cho biết, thị trường mỹ phẩm đang tăng trưởng rất lớn, con người dần có xu hướng chuyển sang sử dụng các mỹ phẩm tự nhiên.

Trong các loại mỹ phẩm như dầu gội, sửa tắm có nhu cầu sử dụng rất lớn. Do vậy việc sử dụng các dược liệu, nguyên liệu tự nhiên trong các sản phẩm này sẽ có tiềm năng thương mại cao.

Việt Nam có khả năng trồng nhiều loại dược liệu, trong đó có bồ kết và bồ hòn. Đây là các cây dễ sinh sống và có thể trồng ở quy mô lớn. Việc sử dụng bồ kết và bồ hòn trong các sản phẩm dầu gội và sữa tắm đã hình thành từ rất lâu và gần đây được phổ biến nhiều. Tuy vậy, việc sử dụng dược liệu saponin thô thường làm sản phẩm không đạt yêu cầu về độ tạo bọt, đặc biệt là thời gian hỏng nhanh.

Dựa trên tình hình đó, Viện Đào tạo và Phát triển Công nghệ Hoá dược đã phát triển công nghệ tinh chế Saponin từ dịch chiết bồ kết thô và bồ hòn.

Saponin là một chất hoạt động bề mặt không ion có nguồn gốc từ tự nhiên, dễ phân hủy sinh học, có đặc tính tạo bọt giống như xà phòng khi lắc trong dung dịch nước.

Với các hoạt tính sinh học hữu ích (kháng nấm, kháng khuẩn và kháng viêm), saponin có nhiều tiềm năng để thay thế cho các chất hoạt động bề mặt tổng hợp có trong các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường. Hiện nay, saponin đang được thương mại trên thị trường thế giới dao động từ 20 – 100 USD/kg tùy vào độ tinh khiết.

Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc sản xuất saponin trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn trích ly nguyên liệu thu được saponin thô, giai đoạn tinh chế saponin thô để thu được saponin có độ tinh khiết cao.

Trong công nghệ sản xuất saponin từ nguyên liệu trái bồ hòn, các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp lên men bằng nấm men để loại mùi chua và gắt ở dịch chiết bồ hòn, làm dịch chiết trong trẻo hơn (tăng độ tinh cho mẫu dịch), có mùi thơm nhẹ dễ chịu hơn, dễ dàng sử dụng để pha chế vào dược phẩm, mỹ phẩm.

Dịch chiết bồ hòn có pH thấp (khoảng 4 – 5), ức chế sự phát triển của rất nhiều vi sinh vật nhưng lại nằm trong khoảng hoạt động của nấm men. Hàm lượng đường trong dịch bồ hòn cao (khoảng hơn 10%) ngoài ra còn có các khác là phù hợp cho hoạt động lên men của nấm men. Nấm men khá phổ biến, dễ tìm mua, dễ sử dụng và giá thành rẻ.

Có thể sản xuất quy mô công nghiệp

Quy trình tinh chế saponin trong nghiên cứu này trải qua 2 giai đoạn. Giải đoạn 1: Trích ly hoạt chất Saponin từ dịch chiết bồ kết hoặc bồ hòn. Giai đoạn 2: Tinh chế Saponin. Dịch chiết saponin thô sẽ được tinh chế bằng dung môi hữu cơ để loại bỏ tinh bột và đường tạp.

Trong giai đoạn 1, trái bồ kết hoặc bồ hòn sau khi xử lý sẽ được đem đi trích ly với dung môi bằng nước. Quá trình trích ly này có thể diễn ra từ 1 – 2 lần. Sau đó sẽ thu được dịch chiết. Dịch chiết sẽ được cô đặc lại để bắt đầu bước vào giai đoạn tinh chế.

Trong giai đoạn 2, dịch chiết thô sẽ được tinh chế để loại bỏ tinh bột hoặc đường tạp. Quá trình này thường diễn ra với dung môi hữu cơ. Bã của quá trình này sẽ được lọc ra khỏi dung dịch. Sau đó dung môi này sẽ được bay hơi để tạo dịch chiết có hàm lượng saponin cao.

Ưu điểm của quy trình công nghệ theo nhóm nghiên cứu là có khả năng sản xuất quy mô lớn. Sản phẩm saponin tinh chế có độ tinh khiết cao và ổn định, có thể ứng dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Điểm mạnh của công nghệ là nguồn nguyên liệu tại chỗ, giá rẻ.

Hiện ở vùng Tây Nguyên, Tây Bắc có nhiều trang trại trồng bồ kết với giá khoảng 90.000 – 150.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn nhiều so với trồng cây ăn trái, người nông dân có thể thu lợi. Quả bồ hòn cũng được người dân trồng rất nhiều mà chưa đem lại giá trị cao.

Saponin là một chất hoạt động bề mặt không ion, có nguồn gốc từ tự nhiên, dễ phân hủy sinh nhật và có đặc tính tạo bọt giống như xà phòng khi lắc trong dung dịch nước. Vì vậy, đây là hợp chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, ít độc hại, có tiềm năng thay thế cho các chất hoạt động bề mặt tổng hợp sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa trên thị trường.

Saponin còn là một hợp chất có hoạt tính chống nấm, kháng khuẩn, kháng viêm… nên được ứng dụng trong các sản phẩm dược, mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, chất tẩy rửa, dược liệu,…

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Sáng chế mới trong bảo quản hạt cà phê

Với mong muốn ứng dụng các công nghệ tiên tiến giải quyết công đoạn làm khô hạt giống khi gặp tình trạng mưa dài ngày, giúp cho việc sản xuất hạt giống cà phê được nhanh chóng, kịp thời, tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị sản xuất, ThS Phạm Văn Thao (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cùng cộng sự đã nghiên cứu, hoàn thiện công trình khoa học 'Ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ, ẩm độ thấp và giải pháp kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ kho để bảo quản hạt giống cà phê trong thời gian dài'.

Gạo lai thịt bò có thể giải quyết khủng hoảng lương thực

Các nhà khoa học ở Đại học Yonsei, Seoul, phát triển loại thức ăn bền vững mới là gạo lai thịt bò, giúp giải quyết khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Công nghệ chống nóng cho công trình ngoài trời

Các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm sơn phản xạ nhiệt nano giúp chống nóng cho các công trình xây dựng ngoài trời, các bồn, bể chứa xăng dầu. Sản phẩm này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.