Trang chủ Tin khởi nghiệp Kiến thức khởi nghiệp Nhà khoa học lúng túng 'khởi nghiệp'

Nhà khoa học lúng túng ‘khởi nghiệp’

Có ý tưởng, giải pháp, thậm chí mang tính đột phá cao, nhưng dự án của các nhà khoa học không được nhà đầu tư "để mắt" tới. Vì sao?
Nhà khoa học lúng túng khởi nghiệp - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) tách chiết hợp chất saponin từ trái bồ hòn để làm dầu gội – Ảnh: TRƯỜNG HÂN

Bước chân ra khỏi "tháp ngà", nhiều nhóm nghiên cứu ở các trường ĐH tại TP.HCM đang làm quen với hệ sinh thái khởi nghiệp. Xen lẫn sự hào hứng là bước đầu bỡ ngỡ của nhà khoa học trước các yếu tố tài chính, quản lý, thị trường.

Mới đây, Không gian hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (SIHUB) đã tổ chức hai ngày trình diễn (demo day) dành riêng cho giảng viên, nhà khoa học với chủ đề "Thương mại hóa sản phẩm từ các dự án nghiên cứu". 

Đã có 25 sản phẩm tiếp cận nhà đầu tư, nhưng chưa sản phẩm nào đủ sức thuyết phục họ. Vì sao?

Tính đột phá cao hơn startup

Giới thiệu mặt nạ định vị trong xạ trị ung thư – dụng cụ bảo vệ bệnh nhân trong quá trình điều trị, PGS.TS Huỳnh Đại Phú – trưởng khoa công nghệ vật liệu ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) – cho biết: "Đề tài do nhóm tự bỏ tiền nghiên cứu trong hai năm. Trước nay, các bệnh viện phải nhập mặt nạ từ nhiều nguồn vì trong nước chưa sản xuất được. 

Khi mới bắt đầu nghiên cứu, giá sản phẩm nhập gần 2 triệu đồng (tức 100 USD), trong khi mặt nạ do nhóm sản xuất chỉ 150.000 đồng. Gần đây, nguyên liệu hóa dầu đã giảm, giá thành sản phẩm càng rẻ, nhu cầu thị trường vẫn còn lớn".

Mang đến loạt sản phẩm "100% thành phần từ thiên nhiên", ThS Nguyễn Lê Đại Phúc – giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) – chia sẻ: "Nhóm nghiên cứu tập trung vào vật liệu nhựa thân thiện môi trường, vật liệu xử lý môi trường (như dung dịch làm sạch không khí, diệt khuẩn), sản phẩm chăm sóc sức khỏe (khoáng sét nano làm mặt nạ dưỡng da, chống tia UV, bệnh đường tiêu hóa…)".

Khác với startup vẫn còn loay hoay về mức độ hoàn thiện sản phẩm, các nhà khoa học mang đến trọn bộ giải pháp chất lượng cao về mặt kỹ thuật. Ông Huỳnh Kim Tước – giám đốc SIHUB – nhìn nhận: "Ở góc độ khoa học, phần lớn dự án rất hay, mang ý nghĩa giải quyết vấn đề thực tiễn, tính đột phá cao hơn nhiều so với mặt bằng startup hiện nay. 

Cụ thể, khoảng 20% dự án tương tự startup, 50% là những giải pháp khoa học khá tốt, 30% còn lại thật sự có tính đột phá. Nhưng tính đột phá càng cao thì càng xa rời thị trường, thậm chí nhu cầu đó chưa xuất hiện trên thị trường".

Nhà đầu tư phải có tầm nhìn

"Chưa biết gọi vốn bao nhiêu, các bước tiếp theo phải làm gì. Chúng tôi đang tìm nhà đầu tư để có kinh phí thử nghiệm lâm sàng, có nguồn ra, tìm đơn vị hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý cho sản phẩm" – PGS Phú cho biết sau khi nhà đầu tư yêu cầu nhóm báo cáo giá thị trường, đối thủ cạnh tranh, quy mô, đối tượng khách hàng.

Nhìn lại những dự án demo của các trường ĐH Nông lâm, Bách khoa và Khoa học tự nhiên, ông Tước nói thẳng: "Thông tin do các dự án thể hiện vừa qua chưa đủ để nhà đầu tư quyết định. Để hỗ trợ nhà khoa học, chúng tôi sẽ sớm mở khóa huấn luyện miễn phí về kỹ năng, kiến thức định lượng thị trường, mô hình kinh doanh… 

Các nhóm sẽ hoàn thiện sản phẩm, bổ sung thông tin để demo lần nữa. Tôi tin tưởng khi đó có ít nhất 20% dự án sẽ gọi được vốn, thu hút đầu tư, chắc chắn cao hơn startup".

Doanh nhân Nguyễn Phi Vân – một trong nhiều nhà đầu tư tại demo day – chia sẻ: "Cách tốt nhất là nghiên cứu theo đơn đặt hàng của xã hội và doanh nghiệp. Bởi nhà đầu tư chỉ quan tâm công trình nghiên cứu đó có thể đưa vào sử dụng ngay cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cấp sản phẩm, dịch vụ hiện có, hoặc tung sản phẩm mới. 

Ngoài ra, các nhóm nên xác định: nghiên cứu để đơn vị khác ứng dụng hay tự nhóm sẽ thương mại hóa sản phẩm? Mỗi cách làm cần đội ngũ nhân lực khác nhau, cách tư vấn khác nhau".

"Để thấy tương lai, nhà đầu tư phải có tầm nhìn – ông Tước nhận định – Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có thói quen cạnh tranh dựa trên sức đổi mới sáng tạo, chỉ muốn có sẵn để làm ngay, nhập khẩu công nghệ cho nhanh, như vậy thì cạnh tranh gì nữa!".

Là startup xuất thân từ môi trường nghiên cứu, tiến sĩ Trần Việt Hùng – người sáng lập và phát triển nền tảng GotIt! tại Thung lũng Silicon (Mỹ), với số vốn hiện tại khoảng 13 triệu USD – cho biết: "Tôi có cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư ở Mỹ, Việt Nam và châu Á. 

Ở Mỹ, các nhà đầu tư muốn tìm ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng, có phần điên rồ, để đầu tư dài hạn. Chỉ có vậy họ mới cùng startup hình thành những công ty mới tạo ra nhiều giá trị như Google, Facebook. 

Thời gian đầu họ chấp nhận tập trung vào sản phẩm, công nghệ có tốc độ tăng trưởng tốt, thay vì phải kiếm tiền ngay. Trong khi đó, các nhà đầu tư châu Á không quan tâm sản phẩm có ý tưởng điên rồ hay không, có tạo ra công ty lớn hay không, cứ tạo ra lợi nhuận là tốt nhất. 

Theo tôi, startup trong nước không nhất thiết ra nước ngoài. Thế giới đã phẳng, có nhiều cách để tìm nhà đầu tư ở quốc gia khác".

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.52) Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang): Ngôi danh lam cổ tự nghìn năm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Vinh Nghiêm còn được gọi là chùa Đức La, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 18km. Đây là trung tâm Phật giáo lớn thời Trần, nơi 3 vị Trúc Lâm Tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp La - Huyền Quang) từng trụ trì và mở trường thuyết pháp.

‘Gã khổng lồ’ công nghệ Meta bứt tốc trong cuộc đua thực tế ảo

Meta Platforms lần đầu tiên chia sẻ hệ điều hành của tai nghe Quest với các nhà sản xuất thiết bị đối thủ, trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của hãng trong ngành công nghiệp thực tế ảo

Dùng AI cứu động vật hoang dã khỏi nguy cơ bị xe đụng

Hãng AFP giới thiệu nỗ lực dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) giải quyết tình trạng động vật hoang dã bị xe đụng chết tại Brazil của một sinh viên khoa học máy tính 25 tuổi.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Chế biến Thủy hải sản Liên Thành (1906-2024) – Tinh túy hương vị trăm năm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.10

(nienlich.vn) Cách đây gần 120 năm, từ ý tưởng của chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh, công ty Liên Thành được thành lập tại Phan Thiết bởi 6 vị tiền hiền, mang theo hương vị quốc hồn quốc túy. Đến năm 1906, một thương hiệu nước mắm ra đời và đã gắn chặt mình với dòng chảy lịch sử của dân tộc.

7 đại học Việt Nam vào top thế giới theo nhóm ngành

Việt Nam có 7 trường vào top đại học thế giới theo nhóm ngành của QS, hầu hết tụt hạng, song cũng có mặt ở một số nhóm ngành mới.

Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.6) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.