Trang chủ Tin khởi nghiệp Dự án khởi nghiệp Top Dự Án Khởi Nghiệp 2022 – Nữ doanh nhân 9X dân...

Top Dự Án Khởi Nghiệp 2022 – Nữ doanh nhân 9X dân tộc Thổ biến “đất cằn nở hoa”

Cô gái dân tộc Thổ Nguyễn Lê Ngọc Linh là một gương sáng về khởi nghiệp ở Thanh Hóa, bỏ công việc ở TP lớn trở về quê xây dựng HTX Vườn rừng bản Thổ với một khát vọng đưa nông sản vươn tầm quốc tế.

Trăn trở với nông sản quê hương

Nguyễn Lê Ngọc Linh (32 tuổi) là giám đốc HTX “Vườn rừng bản Thổ”. Ai tiếp xúc với cô đều thấy rằng, Linh là cô gái rất khiêm nhường và giản dị, cô không ngại cuốc đất, chăm sóc rừng cây giữa trời nắng, không ngại khó, ngại khổ.

Linh nhớ lại, sau khi tốt nghiệp đại học, cô làm công việc văn phòng tại Hà Nội, nhưng trong lòng vẫn luôn ấp ủ ý định trở về quê hương lập nghiệp. Linh luôn dành vài tiếng mỗi ngày để tìm hiểu trên mạng internet, báo đài về sản xuất nông nghiệp, về tiềm năng, lợi thế của địa phương để trang bị kiến thức cho mình.

Năm 2018, cô quyết định “bỏ phố về quê” trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và gia đình. Với 3 ha đất đồi mượn của bố mẹ, Linh bắt tay xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ”. Cô lý giải đây là mô hình trồng trọt và chăn nuôi trên đất đồi tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thức vật, hóa chất.

Nguyễn Lê Ngọc Linh không ngại khó, ngại khổ luôn nhiệt tình hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệp về cách làm nông nghiệp, chăm sóc vườn rừng

Điểm đặc biệt ở mô hình vườn rừng này là chỉ trồng dặm cây chứ không phá, Linh cho biết: “Như Xuân là vùng đất khô hạn, ít mưa, đất đai nếu không được che phủ tốt sẽ dễ bị thoát hơi nước dẫn đến bạc màu, không thể trồng được cây. Bởi vậy, mình không sử dụng thuốc diệt cỏ, không nhổ cỏ, xáo cỏ để tạo độ che phủ tốt cho đất”.

Khi mới khởi nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ít, kiến thức về trồng rừng không có nhiều nhưng Linh vẫn kiên trì thực hiện. Ngay sau khi xoay sở đủ nguồn vốn, Linh đã bắt đầu tìm những giống cây bản địa về trồng như keo, lát.

Đến tháng 1/2019, khi vườn rừng đã phát triển, Linh lại bắt đầu đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng tại vườn rừng và kết hợp trồng các loài cây rừng quý như lim, trám, mắc khén, dổi… Đây là những cây có tác dụng khôi phục lại các mạch nước ngầm dưới lòng đất. Đồng thời trồng thêm các loài cây như dổi rừng lấy hạt, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít. Ngoài ra, Linh còn trồng dưới tán rừng các loài cây hoa màu, cây bobo, cây ngô để lấy nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: Cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi…

Tới nay, “Vườn rừng bản Thổ” đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi… cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, kết hợp chăn nuôi ong, gà trong rừng.

Những cánh đồi trọc được sự giúp đỡ hướng dẫn của HTX Vườn rừng bản Thổ đang dần được hồi sinh, giúp người dân sinh kế tốt trên những mảnh đất kém hiệu quả.

Mục tiêu của Hợp tác xã “Vườn rừng bản Thổ” là hồi sinh những cánh rừng; xây dựng, phát triển hệ sinh thái thực phẩm với chuỗi giá trị nông sản và dược liệu theo hướng nông nghiệp sinh thái; tạo sinh kế bền vững, cải thiện thu nhập, sức khoẻ cho người dân địa phương. Cùng với đó là phục dựng, duy trì và phát huy các giá trị bản địa, thúc đẩy phụ nữ vươn lên khẳng định vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số ngay trên chính mảnh đất quê mình.

Ngọc Linh chia sẻ mật ong nuôi giữa rừng đúng quy trình là sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã “Vườn rừng bản Thổ”. Từ khi xác định được mục tiêu phát triển này, Linh đã liên kết với nhiều hộ nuôi ong đảm bảo tiêu chí ở trong và ngoài huyện. Tiếp đó, cô đã tự tìm tòi làm ra sản phẩm mật ong lên men, rồi kết hợp với các loại dược liệu bản địa như gừng, tỏi tía, nghệ, chùm ngây, lá bạc hà sấy lạnh … vừa là kháng sinh tự nhiên, vừa chứa nhiều Enzyme, các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của con người, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại mang về nguồn thu đủ để vận hành hệ thống.

Khát vọng vươn xa

Là người cầu toàn, Ngọc Linh khát khao, mong muốn lan toả những thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng từ nguồn nguyên liệu sạch từ rừng.

Năm 2021, mật ong lên men đã trở thành sản phẩm chủ lực của HTX Vườn rừng bản Thổ khi thời điểm COVID-19 nhiều F0 đã sử dụng để hỗ trợ phục hồi sức khoẻ. Mật ong lên men cũng là sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Đoàn thanh niên tỉnh Thanh Hóa 2021. Sản phẩm cũng được chọn top 20 của bảng doanh nghiệp của làng đổi mới, tham gia Techfest lọt vào top 10. 

Sản phẩm mật ong lên men hiện tại chính là tâm huyết trả qua 2 năm nghiên cứu của doanh nhân 9x Ngọc Linh

Từ kinh doanh các sản phẩm mật ong lên men đã đem về thu nhập cho gia đình Ngọc Linh khoảng 500 triệu đồng/năm. Cao điểm, có tháng doanh thu của “Vườn rừng bản Thổ” đạt tới 300 triệu đồng. 4 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ của HTX Vườn rừng bản Thổ đều là những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương với mức lương khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

“Từ một đồi rừng lau lách, không điện, không đường, 1 khung nhà sàn dựng lên – trơ trọi, mọi thứ đều tự thân vận động, mọi thứ đều gom góp từng ngày từng ngày một để được như bây giờ”, Linh chia sẻ.

Nói về động lực để cô xây dựng Vườn rừng bản Thổ, Linh nói, mỗi lần về quê, cô nhận thấy quê hương đất đai rộng lớn nhưng khai thác theo phương pháp tận diệt, không bảo tồn sự đa dạng sinh học. Trong khi đó, người trẻ vẫn phải đi tha phương,  Không gian ảm đạm như vậy tác động sâu sắc đến tôi, cô luôn muốn tìm kiếm giải pháp làm thế nào để đến đời con cháu mình vẫn có những mảnh rừng xanh những cây lim, cây dẻ, mắc khẻn…

Anh Lê Văn Hiếu, Bí thư huyện Đoàn Như Xuân cho biết: Nguyễn Lê Ngọc Linh là một gương thanh niên khởi nghiệp xuất sắc tại địa phương. Mô hình Vườn rừng bản Thổ của Linh được Huyện đoàn Như Xuân rất quan tâm,  thường xuyên tổ chức đưa các đoàn viên thanh niên đến tham quan và học tập.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Miếng dán tiêu diệt tế bào ung thư, giảm tái phát

Thuốc được tẩm trong miếng dán sẽ ngấm trực tiếp vào vết mổ, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm thiểu tác dụng phụ độc hại của hóa trị.

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.50) Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ): Dấu ấn giao thoa kiến trúc giữa hai thế kỷ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Với tuổi đời hơn 150 năm, nhà cổ Bình Thủy là một trong những kiến trúc độc đáo còn giữ nguyên nét đẹp cổ xưa đặc trưng của Cần Thơ. Nơi đây được xem như nơi giao thoa của ba lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp.