Trang chủ Tin khởi nghiệp Dự án khởi nghiệp Các startup chạy đua phát triển công nghệ sản xuất hydrogen sạch,...

Các startup chạy đua phát triển công nghệ sản xuất hydrogen sạch, giá rẻ

Các công ty khởi nghiệp (startup) đang chạy đua phát triển các công nghệ mới, có thể giúp sản xuất nhiên liệu hydrogen sạch với chi phí rẻ để hỗ trợ các nỗ lực phi carbon hóa nền kinh tế đang vận hành dựa vào các nhiên liệu ô nhiễm.

Hiện nay, hydrogen chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu hóa thạch và sản xuất amoniac, một thành phần trong nhiều loại phân bón. Nhưng nó cũng ngày càng được sử dụng nhiều để làm nhiên liệu để sưởi ấm hoặc vận tải hoặc năng lượng cho các quy trình sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, một nhược điểm lớn là gần như tất cả hydrogen trên thế giới được sản xuất trong một quy trình phát thải nhiều khí nhà kính: đốt nóng khí metan (CH4), thành phần chính của khí đốt tự nhiên, và hơi nước để phân tách hydrogen (H) và carbon dioxide (CO2). Hydrogen sản xuất theo quy trình này được gọi là hydrogen xám, hoặc đôi khi là hydrogen xanh da trời (blue hydrogen) nếu nhà máy sản xuất sử dụng công nghệ thu giữ carbon.

Chi phí sản xuất hydrogen sạch còn đắt đỏ

Giải pháp phổ biến hiện nay để sản xuất hydrogen sạch, hay còn gọi là hydrogen xanh lá cây (green hydrogen) là truyền điện từ năng lượng tái tạo qua nước bằng cách sử dụng máy điện phân để tách nó thành oxygen và hydrogen. Quy trình này không gây ra khí thải nhưng tiêu thụ nhiều điện và nước.

Ngay cả khi các chính phủ trợ cấp cho hoạt động sản xuất hydrogen sạch, một số chuyên gia vẫn hoài nghi tính hiệu quả về mặt chi phí đối với công nghệ sản xuất hydrogen dựa vào máy điện phân. Công nghệ này bị hạn chế bởi chi phí của điện tái tạo và phụ thuộc vào thời tiết vì điện gió và điện mặt trời chỉ dồi dào vào những ngày thời tiết thuận lợi.

David Cunningham, Giám đốc công nghệ sạch và năng lượng tái tạo tại Công ty tư vấn Gneiss Energy, nói: “Ảnh hưởng lớn nhất của chi phí sản xuất hydrogen là tính hiệu dụng, bao gồm tần suất máy điện phân hoạt động và khả năng tiếp cận nguồn điện tái tạo giá rẻ”.

Theo dữ liệu từ S&P Global, chi phí sản xuất hydrogen xanh hiện tại dao động khoảng 3-26 đô la Mỹ/kg. Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng chi phí sản xuất cần phải giảm xuống mức 1 đô la Mỹ/kg để có thể sử dụng nhiên liệu sạch trong nhiều ứng dụng công nghiệp mới. Chi phí điện tái tạo cần phải giảm nhiều để kéo chi phí sản xuất hydrogen sạch về mức đó với công nghệ hiện tại.

Hội đồng Hydrogen thế giới, có trụ sở tại Bỉ, cho biết chi phí sản xuất hydrogen sạch bằng máy điện phân có thể giảm xuống 1,4 đô la/kg vào năm 2030 trong những điều kiện thích hợp, chẳng hạn như điện tái tạo có sẵn với giá chỉ 13 đô la Mỹ cho mỗi MWh.

Dù chi phí sản xuất rẻ hơn trong những năm gần đây, điện tái tạo vẫn cao hơn mức đó rất nhiều. Theo BloombergNEF, trong nửa đầu năm 2022, chi phí sản xuất điện từ các trang trại điện mặt trời và điện gió trên bờ có quy mô lớn ở mức trung bình lần lượt là 45 đô la Mỹ/MWh giờ và 46 đô la Mỹ/MWh. Ngay cả nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất, từ các trang trại điện gió của Brazil, cũng có giá 19 đô la Mỹ/MWh.

Dù vậy, các ngành công nghiệp ô nhiễm và các chính phủ vẫn đặt cược vào hydrogen xanh. Ngân hàng Jefferies dự báo doanh số máy điện phân sử dụng để sản xuất hydrogen sạch có thể vượt 100 tỉ đô la Mỹ trong thập niên này. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ đã đưa ra ưu đãi thuế lên tới 3 đô la Mỹ/kg cho các phương pháp sản xuất hydrogen mới, tùy thuộc vào mức độ gây ô nhiễm của chúng.

Nâng cao hiệu quả của máy điện phân

Paul Barrett (trái), Giám đốc điều hành Hysata (trái) tại cơ sở nghiên cứu của công ty này ở Wollongong, Úc. Hysata đang phát triển một máy điện phân mới, cho phép chuyển đổi khoảng 95% điện năng sử dụng thành năng lượng hydrogen, thay vì mức 75% ở các máy điện phân thông thường hiện nay. Ảnh: pv-magazine-australia.com

Paul Barrett (trái), Giám đốc điều hành Hysata (trái) tại cơ sở nghiên cứu của công ty này ở Wollongong, Úc. Hysata đang phát triển một máy điện phân mới, cho phép chuyển đổi khoảng 95% điện năng sử dụng thành năng lượng hydrogen, thay vì mức 75% ở các máy điện phân thông thường hiện nay. Ảnh: pv-magazine-australia.com

Nhưng liệu ngành công nghiệp hydrogen có thể tự đứng vững hay không còn phụ thuộc vào dòng tiền đầu tư để giúp giảm chi phí sản xuất.

Các nhà sản xuất máy điện phân đang cạnh tranh để đưa ra các mẫu thiết kế mới. Sunfire GmbH, một nhà sản xuất của Đức, đã phát triển một máy điện phân sử dụng hơi nước thay vì nước để tận dụng nhiệt tỏa ra từ các quy trình sản xuất công nghiệp. Công ty đã huy động được khoảng 192 triệu đô la Mỹ vào hồi đầu năm nay và sau đó nhận được một khoản đầu tư không được tiết lộ giá trị từ Quỹ Cam kết khí hậu của Amazon.com để giúp mở rộng quy mô sản xuất.

Hysata, startup máy điện phân có trụ sở tại Wollongong, Úc, vừa thuê một nhà máy rộng 8.000 mét vuông, nơi công ty dự kiến sẽ sản xuất các máy điện phân có hiệu quả cao hơn. Các máy điện phân hiện nay thường chuyển đổi khoảng 75% điện năng mà chúng sử dụng thành năng lượng hydrogen.

Hysata cho biết trong một báo cáo đăng trên tạp chí khoa học Nature rằng hệ thống điện phân của công ty có thể nâng tỷ lệ này lên 95%, giúp tiết kiệm chi phí điện tái tạo khoảng 20% so với máy điện phân thông thường.

Sản xuất “hydrogen vàng” từ các giếng dầu già cỗi

Các nhà khoa học của startup Cemvita chiết xuất hydrogen từ các chai chứa các mẫu dầu mỏ. Công ty này đang phát triển một công nghệ sử dụng vi khuẩn để hút hydrogen từ các giếng dầu già cỗi. Ảnh: WSJ

Các nhà khoa học của startup Cemvita chiết xuất hydrogen từ các chai chứa các mẫu dầu mỏ. Công ty này đang phát triển một công nghệ sử dụng vi khuẩn để hút hydrogen từ các giếng dầu già cỗi. Ảnh: WSJ

Các startup khác, chẳng hạn như Cemvita Factory, đang bỏ qua quy trình điện phân. Cemvita Factory, có trụ sở tại Houston (Mỹ), gọi sản phẩm của mình là “hydrogen vàng”, ám chỉ đến “vàng đen”, từ lóng của dầu mỏ.

Các giếng dầu dừng sản xuất không phải vì chúng cạn kiệt dầu mà là vì áp suất dưới lòng đất giảm xuống. Cemvita muốn tận dụng nguồn dầu vẫn còn sót lại trong lòng đất ở các giếng dầu cũ để sản xuất hydrogen vàng. Công ty sẽ mua các giếng dầu cũ và đưa các vi sinh vật chuyển hóa dầu vào đá chứa dầu dưới lòng đất. Theo Cemvita, các vi sinh vật sẽ chuyển hóa dầu thành carbon và hydrogen. Trong khi carbon vẫn nằm dưới lòng đất, hydrogen sẽ được giải phóng và được đưa lên mặt đất để thu giữ.

Sau khi thử nghiệm các sự kết hợp khác nhau của vi khuẩn và chất dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm, hồi tháng 9, Cemvita cho biết đã thực hiện một cuộc thử nghiệm thành công tại một giếng dầu cũ ở bang Texas. Cemvita đang phát triển nhiều sản phẩm nhiên liệu carbon thấp khác nhau nhưng giờ đây đã tách hoạt động sản xuất hydrogen thành một công ty mới, có tên gọi Gold H2 LLC.

Việc nuôi vi sinh vật và bơm chúng xuống giếng dầu chỉ đòi hỏi các thiết bị hoặc điện ít tốn kém hơn so với chi phí của một máy điện phân. Cemvita cho biết công ty có thể sản xuất hydrogen carbon thấp với chi phí dưới 1 đô la Mỹ mỗi kg.

Charles Nelson, Giám đốc kinh doanh của Cemvita, ước tính có khoảng 100.000 giếng dầu già cỗi ở Mỹ, nơi công nghệ của công ty ông có thể sử dụng được.

Hydrogen vàng không phải là đổi mới duy nhất nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực hydrogen sạch.

Nhiệt phân metan để thu “hydrogen ngọc lam”

Trong mùa hè này, Monolith, một startup có trụ sở tại bang Nebraska, đã huy động được hơn 300 triệu đô la Mỹ từ các nhà đầu tư, bao gồm Quỹ đầu tư nhà nước Singapore Temasek để thương mại hóa một phương pháp sản xuất hydrogen gọi là nhiệt phân metan.

Quá trình nhiệt phân này bắt đầu với metan, thành phần chính trong khí đốt tự nhiên. Nhưng thay vì đốt khí metan để tạo ra hydrogen và CO2, quy trình này sử dụng điện để tạo ra nhiệt trong lò phản ứng và biến khí metan thành hydrogen và muội than (black carbon), một sản phẩm có thể sử dụng để làm chất độn lốp xe.

Người phát ngôn của Monolith cho biết hệ thống của công ty chỉ sử dụng một phần nhỏ lượng điện năng tiêu thụ cần thiết của một máy điện phân điển hình để sản xuất cùng một lượng hydrogen.

Hydrogen được được tạo ra theo cách này được gọi rộng rãi là hydrogen ngọc lam (turquoise hydrogen). Hydrogen ngọc lam có thể không chứa carbon nếu được sản xuất bằng điện tái tạo và khí metan thu được từ chất thải phân hủy.

Molten Industries, một startup khác có trụ sở ở bang California, cũng đang phát triển quy trình điện phân metan. Startup này dự báo vài năm nữa khí metan từ chất thải nông nghiệp sẽ được đưa đến các nhà máy sản xuất hydrogen của họ thông qua các đường ống dẫn dầu và khí đốt. Đồng thời, các nhà máy của Molten cũng sẽ phát triển nguồn cung điện tái tạo riêng.

Kevin Bush, người đồng sáng lập Molten, cho biết công ty ông cuối cùng có thể sản xuất hydrogen với chi phí dưới 2 đô la Mỹ/kg dù cho giá điện tái tạo ở mức trên 50 đô la Mỹ/MWh.

Theo thesaigontimes

CÁC TIN KHÁC

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ tiết kiệm đến 50% năng lượng cho điều hòa

Nhóm startup của giải pháp BenKon đã đưa ra ứng dụng giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu cho máy điều hòa nhiệt độ.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Bao bì nhựa tan ngay trong nước ấm chỉ sau 30 phút

Vấn đề môi trường đối với rác thải nhựa là mất cả trăm năm để phân huỷ. Startup mới tại Việt Nam có tên PVA PRO đã phát minh ra một loại bao bì nhựa có thể tự phân hủy chỉ sau 30 - 60 phút trong điều kiện nước ấm (70 độ C).

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.