Trang chủ Tin khởi nghiệp Dự án khởi nghiệp 80 dự án xuất sắc lọt vào chung kết cuộc thi Startup...

80 dự án xuất sắc lọt vào chung kết cuộc thi Startup Kite 2022

Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp “Startup Kite 2022”, 80 dự án được ban tổ chức lựa chọn vào vòng chung kết.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong dạy và học

Ngày 25/11, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Khai mạc vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” Startup Kite 2022 tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng (TP.Hồ Chí Minh).

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đỗ Năng Khánh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN – Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thấy điều này, nhiều năm qua Việt Nam đã đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực, chất lượng lao động. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, Tổng cục GDNN đã tổ chức nhiều cuộc thi nhằm phát động tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong dạy và học.

Ông Khánh cho biết, các dự án tham gia năm nay có sự sáng tạo, khả thi, có chất lượng và thể hiện sự tìm tòi, nỗ lực. “Các em học sinh, sinh viên cần tập trung nghiên cứu, thể hiện được đầy đủ tâm huyết và trí tuệ của mình với tinh thần đổi mới sáng tạo, vận dụng tối đa các kiến thức, kỹ năng để đưa ra những sáng kiến, giải pháp giải quyết các vấn đề của xã hội”- ông Khánh nói.

80 dự án lọt vào vòng chung kết Startup Kite 2022 năm 2022
Ông Đỗ Năng Khánh phát biểu trong lễ khai mạc vòng chung kết của Cuộc thi Startup Kite năm 2022.

Ông Khánh cũng tin tưởng rằng, những dự án khởi nghiệp tốt của các em học sinh, sinh viên không chỉ để tham dự cuộc thi mà còn được triển khai trong thực tiễn đời sống, mang lại giá trị hữu ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, ông Khánh hy vọng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục gắn kết với hệ thống GDNN đặc biệt là quan tâm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên ở các cơ sở GDNN. Qua đó, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.

Theo ban tổ chức, Startup Kite là cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kích thích khả năng sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh, thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị trong nhà trường vào cuộc sống cho học sinh, sinh viên.

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp

Năm nay được đánh giá là năm bùng nổ các dự án khởi nghiệp nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trong cuộc thi Startup Kite năm 2022. Có thể kể đến như các dự án: “Trung tâm dịch vụ chăn nuôi thú y Online – offline” hay như dự án thiết bị giám sát, điều khiển tự động hệ thống trồng rau thủy canh – khí canh; dự án thiết bị điều chỉnh chiếu sáng nuôi cấy mô thông minh…

Dự án “Thiết bị giám sát điều khiển tự động hệ thống trồng rau thủy canh – khí canh” của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng mang đến một giải pháp giúp các hộ gia đình có nhu cầu trồng rau sạch tại nhà kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ dinh dưỡng… và giám sát điều khiển việc tưới nước thông qua điện thoại thông minh.

80 dự án lọt vào vòng chung kết Startup Kite 2022 năm 2022
Trình bày Dự án “Thiết bị giám sát điều khiển tự động hệ thống trồng rau thủy canh – khí canh” của Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng.

Trong khi đó, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang thì đưa đến dự án về sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ ván tàu thuyền cũ- một phương án tái chế những tấm ván từ tàu thuyền thành các sản phẩm hữu ích như thớt, đồ lưu niệm…

Ngoài ra, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt dự thi với dự án “Thiết bị điều chỉnh chiếu sáng nuôi cấy mô thông minh” và dự án “Sản xuất, kinh doanh chẩm chéo hương vị Tây Bắc” của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên.

Đặc biệt trong số các dự án này, có dự án Trung tâm dịch vụ chăn nuôi thú y Online – offline của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An. Dự án được đánh giá cao bởi tính thiết thực, sự nhân văn. Thông qua dự án, nhóm thực hiện mong muốn sẽ xây dựng được một hệ sinh thái trong việc cung ứng thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi thú y cho nhiều đơn vị trong đó có nông dân nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa- nơi mà kiến thức, khoa học công nghệ còn khó tiếp cận được. Dự án này cũng đặt tham vọng sẽ triển khai mở rộng ra các tỉnh thành trong cả nước.

Theo ban tổ chức, cuộc thi chung kết sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 25-27/11 với 2 chặng thi. Ở chặng 1, 80 đội thi sẽ thuyết trình trên sân khấu trước ban giám khảo; chặng 2, ban tổ chức sẽ lựa chọn 6 đội thi xuất sắc nhất tham gia phần gọi vốn.

Các đội thi xuất sắc nhất sẽ được kết nối với các doanh nhân và hướng dẫn hoàn thiện ý tưởng dự án. Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải Nhất, tối đa 2 giải Nhì, tối đa 3 giải Ba, dự kiến 30 giải Khuyến khích và 1 giải được yêu thích nhất. Mỗi giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH kèm tiền thưởng và có cơ hội nhận hỗ trợ triển khai dự án từ các nhà đầu tư.

Cuộc thi Startup Kite năm 2022 được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 11, thu hút 1.512 ý tưởng, dự án tham dự vòng sơ tuyển. Trong đó, có 206 dự án của các em học sinh, sinh viên của 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố được lựa chọn vào vòng bán kết và 80 ý tưởng, dự án được lựa chọn vào vòng chung kết.

Cuộc thi Startup Kite năm 2022 được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 11, thu hút 1.512 ý tưởng, dự án tham dự vòng sơ tuyển. Trong đó, có 206 dự án của các em học sinh, sinh viên của 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố được lựa chọn vào vòng bán kết và 80 ý tưởng, dự án được lựa chọn vào vòng chung kết.

Theo Thời Báo Tài Chính

CÁC TIN KHÁC

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.