Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Startup Việt phát...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Startup Việt phát triển VoiceGPT

Dựa trên dữ liệu của ChatGPT, nhóm khởi nghiệp tại TP HCM phát triển nền tảng VoiceGPT có thể giao tiếp với AI bằng giọng nói, sử dụng miễn phí.

VoiceGPT được startup Tesse (quận Phú Nhuận) cùng 3 kỹ sư lập trình phát triển từ đầu tháng 1 khi ChatGPT tạo ra cơn sốt trên thế giới, trong đó Việt Nam.

Nguyễn Phạm Tuấn Anh, sáng lập Tesse cho biết, thời điểm đó, ChatGPT chưa hỗ trợ người dùng đăng ký tại Việt Nam. Vì thế nhiều người đã bị lừa khi mua tài khoản trên mạng xã hội. Mong muốn có một sản phẩm ChatGPT cho người Việt, các thành viên nhóm liên hệ với OpenAI, đơn vị phát triển sản phẩm, đề xuất phát triển ứng dụng này tại Việt Nam. “Chúng tôi được chấp thuận có thể phát triển ứng dụng nên bắt tay vào xây dựng VoiceGPT”, Tuấn Anh chia sẻ.

Nguyễn Phạm Tuấn Anh, người sáng lập công cụ VoiceGPT tại Việt Nam. Ảnh: Hà An

Nguyễn Phạm Tuấn Anh, người sáng lập công cụ VoiceGPT tại Việt Nam. Ảnh: Hà An

Nhóm lập trình, thiết kế trang web cho phép người dùng tạo tài khoản trên mạng bằng email và số điện thoại ở Việt Nam, sử dụng được trên máy tính và điện thoại thông minh. Khi người dùng viết câu hỏi, hệ thống máy chủ của VoiceGPT sẽ chuyển tiếp dữ liệu này qua máy chủ của ChatGPT. Khi máy chủ của ChatGPT phản hồi, dữ liệu được đưa về VoiceGPT cung cấp câu trả lời cho người dùng. Theo nhóm, do thông qua máy chủ trung gian, câu trả lời có độ trễ nhất định.

Giao diện VoiceGPT được thiết kế tương tự ChatGPT với các tính năng trực quan, thuận tiện thao tác. Người dùng có thể sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh khi sử dụng VoiceGPT. Sản phẩm cũng được tích hợp thêm tính năng vẽ tranh thông qua các gợi ý từ văn bản.

Ngoài giao tiếp với AI bằng văn bản, nhóm phát triển thêm tính năng nói chuyện bằng giọng nói. Để làm được việc này nhóm mua công cụ AI của Google nhận diện giọng nói người dùng chuyển sang văn bản và ngược lại. Khả năng nhận diện giọng nói của VoiceGPT có độ chính xác trên 98% cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Sở dĩ nhóm muốn phát triển tính năng giao tiếp bằng giọng nói là muốn giúp một số người không có điều kiện gõ văn bản như người khuyết tật, người không biết chữ, trẻ mẫu giáo hoặc không rảnh tay…

Theo Tuấn Anh, việc OpenAI cho phép các đơn vị khác phát triển ứng dụng dựa trên ChatGPT sẽ giúp các startup phát triển các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực mình. “Nhóm sử dụng giọng nói để giao tiếp với ChatGPT là một tính năng mới có thể khai thác là một ví dụ cho việc phát triển ứng dụng dựa trên nên tảng này”, Tuấn Anh chia sẻ.

Hiện Voice GPT có khoảng 70.000 người dùng đăng ký sau hơn 1 tháng ra mắt. Khi sử dụng họ phải đăng ký tài khoản và được một người dùng trong cộng đồng VoiceGPT trên mạng xã hội giới thiệu. Hiện mỗi ngày một tài khoản có thể hỏi 40 câu, một giờ được hỏi tối đa 20 câu. Lý giải điều này, nhóm cho biết, hiện việc sử dụng VoiceGPT nhóm phải trả phí cho nhà cung cấp dựa trên số lượng từ ngữ, nên cần đưa ra giới hạn để người dùng hỏi những câu thật sự cần thiết.

Giao diện VoiceGPT trên máy tính với phần trả lời bằng âm thanh bằng nút bên phải đoạn văn bản và phần ghi âm câu hỏi ở phía dưới thanh gõ văn bản. Ảnh: Hà An

Giao diện VoiceGPT trên máy tính với phần trả lời bằng âm thanh bằng nút bên phải đoạn văn bản và phần ghi âm câu hỏi ở phía dưới thanh gõ văn bản. Ảnh: Hà An

Trải nghiệm VoiceGPT, anh Hoàng Minh (36 tuổi), ngụ TP Thủ Đức cho biết, sản phẩm dễ đăng ký, giao diện dễ sử dụng, tương tự như khi truy cập ChatGPT. Tuy nhiên, sản phẩm có độ trễ khi phản hồi câu hỏi, một số thao tác bị treo phải chạy lại trang web mới được sử dụng tiếp. “Tôi có con trai 5 tuổi rất thích tính năng chat bằng giọng nói vì cháu chưa rành mặt chữ nhưng vẫn có thể sử dụng để khám phá những điều còn thắc mắc”, anh Minh nói.

Ông Lê Nhật Quang, Phó giám đốc Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc gia TP HCM, đánh giá VoiceGPT là một sản phẩm được phát triển bởi người Việt trên cơ sở mã nguồn OpenAI sẽ thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng cho các tác vụ thuần Việt tốt hơn sau này. Tuy nhiên, ông cho rằng VoiceGPT hiện có tốc độ phản hồi khá chậm, một số nội dung bị lặp lại, nên nhóm cần cải thiện những vấn đề này.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tiến sĩ chế tạo máy tối ưu công suất phát điện gió

Theo PGS.TSKH Ngô Đăng Lưu (Công ty TNHH MTV năng lượng mặt trời Anh Minh Global), việc đo lường chính xác tốc độ gió là một nhiệm vụ khó khăn.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học Việt dùng trấu chế tạo pin sạc

Tận dụng vỏ trấu, nhóm nghiên cứu của PGS. TS Lê Mỹ Loan Phụng thiết kế vật liệu chế tạo pin Li-ion với giá thành rẻ.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà sáng chế 77 tuổi làm tay nắm trị liệu

Ông Hà Trọng Dũng sáng chế tay nắm trị liệu nhỏ gọn giúp tăng khả năng lưu thông máu, giảm đau nhức cơ thể.

Kỹ sư Google người Việt “bật mí” 5 nguyên tắc giúp Google luôn dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo

Theo ông Lê Anh Tuấn, Trưởng nhóm Giải pháp hiện đại hóa ứng dụng - Google Cloud, mặc dù đã thành lập từ cách đây 25 năm, nhưng Google vẫn luôn nằm trong top các công ty đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Giáo sư Việt ứng dụng công nghệ nano tăng hiệu quả thuốc Đông y

GS Nguyễn Cửu Khoa dùng công nghệ nano hóa dược chất trong thuốc y học cổ truyền, giúp tăng hiệu quả, giảm thời gian điều trị so với thuốc đông y truyền thống.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học Việt dùng AI dịch chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ

Sử dụng kho dữ liệu hàng trăm triệu từ, nhóm nhà khoa học tại TP HCM xây dựng thành công hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) chuyển chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Ngày hội Yoga Dân trí – Mãn nhãn với Kỷ lục đồng diễn Yoga và tạo hình cờ Tổ Quốc có số lượng người tham gia đông nhất Việt Nam

(KỶ LỤC - VIETKINGS) Vào sáng ngày 12/8/2023, tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Thủ đô Hà Nội) đã diễn ra "Ngày hội Yoga Dân trí – Mãi khỏe đẹp cùng Yoga" (F5 yourself with Yoga) do Báo điện tử Dân trí cùng các đơn vị phối hợp tổ chức. Điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động chào mừng sự kiện là tiết mục đồng diễn của ... người đã xác lập thành công Kỷ lục "Màn đồng diễn Yoga và tạo hình lá cờ Tổ Quốc có số lượng người tham gia cùng thời điểm đông nhất Việt Nam".

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm tăng tỉ lệ sống cho tôm

Chế phẩm synbiotic giúp tỷ lệ sống của tôm đạt trên 85%, sản lượng tôm thu hoạch tăng khoảng 1,34 - 1,37 lần.

Ô tô vừa chạy vừa sạc điện: Tuyến cao tốc thay đổi lịch sử giao thông thế giới

Khi các phương tiện chạy bằng điện (EV) được dùng ngày càng rộng rãi thay cho những phương tiện động cơ đốt trong truyền thống, nhờ đó lượng khí thải CO2 và ô nhiễm do xe cộ gây ra có thể giảm đáng kể. Tuy nhiên, sạc pin cho EV vẫn là mối quan tâm chính của người dùng.

Bùng nổ làn sóng sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm tăng cơ hội hẹn hò

Công cụ mới của Tinder được triển khai ngay tại thời điểm AI đang dần xâm nhập vào thị trường ứng dụng hẹn hò toàn cầu. Ngày càng nhiều ứng dụng hẹn hò tích hợp AI vào hoạt động.

VIB tiếp tục xác lập 2 Kỷ lục Việt Nam với ứng dụng VIB Checkout và dòng thẻ trắng VIB Super Card

(Kỷ lục - VietKings) Là một trong những ngân hàng tiên phong về đổi mới và sáng tạo, hàm lượng cao về công nghệ là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển của VIB. Việc đi trước đón đầu làm chủ công nghệ đã giúp VIB chinh phục khách hàng, khẳng định vị thế dẫn đầu xu thế thẻ và thúc đẩy tài chính số, góp phần vào quá trình hướng tới xã hội không tiền mặt tại Việt Nam nói chung. Sau 2 Kỷ lục cho ứng dụng MyVIB 2.0 được xác lập vào năm 2022, VIB tiếp tục được vinh danh Kỷ lục cho Ứng dụng VIB Checkout và dòng thẻ trắng VIB Super Card.