Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Hai nhà khoa học của Việt Nam trong nhóm 10.000 nhà khoa...

Hai nhà khoa học của Việt Nam trong nhóm 10.000 nhà khoa học xuất sắc thế giới năm 2022

Nhóm Metrics của Giáo sư John P.A. Ioannidis và các cộng sự của Đại học Stanford (Hoa Kỳ) vừa công bố nghiên cứu trên tạp chí PLoS Biology Hoa Kỳ, cập nhật cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất và có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2022.

Theo bảng xếp hạng mới nhất vừa được cập nhật, trong số các nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước, có 2 nhà khoa học góp mặt trong nhóm 10.000 nhà khoa học thế giới và 34 nhà khoa học trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.

Tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến ngày 1-9-2022 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra nhóm 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

 Hai nhà khoa học xếp hạng cao trong nhóm 10.000 thế giới là GS, TS khoa học Nguyễn Đình Đức và PGS, TS Lê Hoàng Sơn, đều từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hai nhà khoa học xếp hạng cao trong nhóm 10.000 thế giới là GS, TS khoa học Nguyễn Đình Đức và PGS, TS Lê Hoàng Sơn, đều từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Như những năm trước, nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường và đánh giá khi nhóm nghiên cứu cập nhật cơ sở dữ liệu của hơn 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng.

Đó là chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author) và tác giả cuối cùng – last author.

Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành). Hai nhà khoa học xếp hạng cao trong nhóm 10.000 thế giới là GS, TS khoa học Nguyễn Đình Đức và PGS, TS Lê Hoàng Sơn, đều từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, PGS, TS Lê Hoàng Sơn xếp hạng 5.817 và vị trí 222 trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông. GS, TS khoa học Nguyễn Đình Đức, xếp hạng 7.455 và vị trí 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.

Như vậy, 4 năm liên tiếp (từ 2019 đến nay), GS Nguyễn Đình Đức và PGS Lê Hoàng Sơn góp mặt trong nhóm 10.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới.

Đặc biệt, năm nay có 6 nhà khoa học Việt Nam cơ hữu trong nước được xướng tên trong bảng xếp hạng 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời. Đó là GS Nguyễn Minh Thọ – Viện Khoa học Tính toán và Công nghệ; GS Nguyễn Xuân Hùng – Trường Đại học Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH); GS Nguyễn Đình Đức – Đại Học Quốc Gia Hà Nội; PGS Lê Hoàng Sơn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Giáo sư Hoàng Tụy (đã mất) – Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS Nguyễn Bá Ân – Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Những kết quả đáng tự hào này tiếp tục khẳng định vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Đây cũng là thành quả đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học – khoa học công nghệ của Việt Nam, hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hướng nghiên cứu tiên tiến của thế giới.

Theo QDND

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Quần thể di tích hồ Gươm – đền Ngọc Sơn (Hà Nội) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với người dân Hà Nội, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn là niềm tự hào. Còn với người dân ở các tỉnh, thành phố khác thì từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã gần như trở thành 1 biểu tượng của Hà Nội. Không những thế đây còn là một điểm đến chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô, là nơi mà bất kỳ du khách nào cũng phải ghé thăm khi đến với Hà Nội. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.

Khởi động Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 với nhiều điểm mới

Giải thưởng Sáng tạo Nội dung Số Việt Nam 2024 (VCA 2024) bên cạnh 7 hạng mục giải thưởng đã được công bố từ VCA 2023, năm 2024 Ban tổ chức đã bổ sung thêm hạng mục thứ 8.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.