Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Đường đến 10 bằng sáng chế của tiến sĩ mê trò chơi...

Đường đến 10 bằng sáng chế của tiến sĩ mê trò chơi điện tử

Đường đến 10 bằng sáng chế của tiến sĩ mê trò chơi điện tử

Ở tuổi 32, TS Lê Phạm Tuyên đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm nghiên cứu giải thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, công ty AgileSoDA, Hàn Quốc. Sở hữu 10 bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ tại Hàn Quốc, 7 bài báo công bố quốc tế, 20 bài báo công bố hội thảo khoa học quốc tế, anh kể giấc mơ bắt đầu từ chính những trò chơi điện tử thuở nhỏ.

Tuyên theo học cấp 3 ở trường chuyên Lương Văn Chánh (Tuy Hòa, Phú Yên). Xa gia đình, chàng trai 9x nhanh chóng bị hấp dẫn bởi nhiều trò chơi điện tử thịnh hành. Cậu thường tự hỏi sao người ta có thể sản xuất trò chơi trên máy tính hấp dẫn như thế. Với sự tò mò và ham khám phá, cậu học trò quyết nộp hồ sơ vào khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính, ĐH Bách khoa, ĐHQG TP HCM, sau đó thi đỗ lớp kỹ sư tài năng.

Ra trường năm 2013, Tuyên làm ở một công ty phần mềm một năm rồi quyết định sang Hàn theo đuổi giấc mơ du học. Anh làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án tiến sĩ tại khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính ĐH Kyung Hee, Hàn Quốc.

Tuyên kể, giai đoạn đầu khó khăn nhất, chật vật tìm hướng nghiên cứu. May mắn Tuyên gặp được đàn anh là TS Ngô Anh Viên, lúc đó đang là giảng viên trường đại học Queen’s Belfast, Anh. Ở hai đất nước khác nhau, họ thường xuyên kết nối và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết cho đề tài. Sự giúp đỡ từ Viên cũng là bước đệm hình thành những bước đi đầu tiên để Tuyên theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học sau này.

TS Tuyên hiện là trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển của AgileSoDA tại Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

TS Tuyên hiện là trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển của AgileSoDA tại Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Nghiên cứu đầu tiên của TS Tuyên và TS Viên cùng nghiên cứu là đề xuất giải thuật học tăng cường với policy (có thể hiểu là bộ não của AI Agent) được mô hình hóa trong không gian Hilbert (không bị giới hạn về chiều tham số) giúp tận dụng được những đặc điểm của không gian này. Giải thuật được áp dụng vào những ứng dụng điều khiển pendulum, UAV mang lại kết quả khả quan khi mà policy của agent có thể được mô hình hóa trong không gian Hilbert trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả lấy mẫu.

Nghiên cứu cũng đề xuất việc sử dụng kỹ thuật giúp cải thiện hiệu suất sử dụng dữ liệu, cũng như hiệu chỉnh tham số trong quá trình huấn luyện, tránh cho việc policy quá khớp với dữ liệu huấn luyện. Hiện nay “bộ não của AI” bị thống trị bởi những mạng lưới thần kinh sâu với số chiều giới hạn, do đó nghiên cứu này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.

Càng nghiên cứu càng “say”, TS Tuyên tập trung sâu hơn về các giải thuật học tăng cường nhằm xây dựng những giải pháp công nghệ ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, robotics, chế tạo công nghiệp hay ứng dụng thiết kế vật lý cho vi mạch bán dẫn và bảng mạch in.

Anh cho biết số lượng nghiên cứu về lĩnh vực học tăng cường tăng lên ngày càng nhiều, song ứng dụng thực tế vào các ngành công nghiệp lại khá ít, chủ yếu ở games và robotics. “Định hướng của chúng tôi là tìm ra nhiều hơn lĩnh vực công nghiệp có thể tận dụng được lợi thế của học tăng cường”, TS Tuyên nói với VnExpress.

Thời gian làm việc tại AgileSoDA, đơn vị chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại Hàn Quốc, TS Tuyên sở hữu 10 bằng độc quyền sáng chế. Trong đó, 7 sáng chế về ứng dụng giải thuật học tăng cường vào giải quyết bài toán phát hiện gian lận hay tự động hóa quá trình yêu cầu bồi thường tại các công ty bảo hiểm. Những sáng chế này mô tả cách dữ liệu được xử lý, các thành phần của giải thuật, cách thiết kế hàm thưởng giúp tạo nền tảng xây dựng BakingSoDA, sản phẩm được một số công ty lớn tại Hàn Quốc sử dụng.

Anh giải thích thêm, nhiều công ty lớn tại Hàn Quốc muốn sử dụng giải thuật học tăng cường để giải quyết bài toán như phát hiện gian lận, tự động hóa yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên việc ứng dụng còn nhiều hạn chế và khó khăn do sự phức tạp trong việc thiết kế giải thuật cũng như triển khai và vận hành hệ thống. Sản phẩm BakingSoDA ra đời giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng giải thuật học tăng cường bằng cách trực quan hóa việc thiết kế giải thuật thông qua nền tảng web.

Với những thành tích xuất sắc, TS Lê Phạm Tuyên trở thành 1 trong số 10 nhà khoa học trẻ nhận giải khoa học công nghệ Quả cầu Vàng 2022.

TS Lê Phạm Tuyên (giữa) được vinh danh tại giải thưởng Quả cầu Vàng 2022. Ảnh: Tùng Đinh

TS Lê Phạm Tuyên (giữa) được vinh danh tại giải thưởng Quả cầu Vàng 2022. Ảnh: Tùng Đinh

Với vai trò là giáo sư hướng dẫn, GS Tae Choong Chung, ĐH Kyung Hee rất ấn tượng về TS Lê Phạm Tuyên về sự nhiệt huyết và tài năng, yêu thích nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, nơi ứng dụng AI trong thực tiễn. TS Tuyên theo đuổi nghiên cứu giải thuật học tăng cường, một trong ba lĩnh vực học máy của trí tuệ nhân tạo. Đây là lĩnh vực tương đối khó, có ít nhà nghiên cứu chuyên sâu và ít tài liệu, do đó đòi hỏi tự khám phá. “Cậu ấy đã làm rất tốt bằng trí tuệ, sự nhiệt huyết, có được những bài báo xuất sắc và được công nhận”, GS Chung chia sẻ với VnExpress qua email.

TS Tuyên cho biết thêm, anh cùng các cộng sự sẽ tiếp tục xây dựng những giải pháp dựa vào nghiên cứu mới nhất về AI ứng dụng vào cuộc sống, trong đó có ứng dụng AI trong thiết kế mạch bán dẫn. “Tôi luôn hy vọng có thể góp phần nhỏ bé làm cầu nối trong lĩnh vực công nghệ thông tin giữa Việt Nam và Hàn Quốc”, anh nói.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.