Trang chủ Cộng đồng sáng tạo 'Cha đẻ' Internet chia sẻ điều hạnh phúc nhất khi nhận giải...

‘Cha đẻ’ Internet chia sẻ điều hạnh phúc nhất khi nhận giải VinFuture 2022

GS Vinton Gray Cerf - cha đẻ Internet, là một trong năm nhà khoa học vừa được VinFuture 2022 vinh danh ở hạng mục giải thưởng chính.

Giáo sư Vinton Gray Cerf (79 tuổi, người Mỹ, tốt nghiệp Đại học Stanford) là một trong năm nhà khoa học vừa được vinh danh giải thưởng lớn nhất hành tinh – VinFuture Grand Prize 2022 trị giá 3 triệu USD. Ông tạo ra các tầng phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu. Ông được biết đến như một trong những “cha đẻ của Internet”.

Trả lời VTC News tối 20/12, giáo sư Vinton Gray Cerf chia sẻ, hồi đầu năm nay, ông từng viết thư đề cử giáo sư David Payne cho giải thưởng VinFuture 2022. Khi ấy, ông tin rằng những phát kiến của người bạn thân thiết sẽ được Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng giải thưởng VinFuture công nhận và xét giải.

Thật bất ngờ, sau đó vài tháng, chính ông cũng được VinFuture gửi thư báo về giải thưởng. “Phản ứng đầu tiên khi nhận thư của tôi là “chắc họ muốn gửi thư này cho ông David, nên khi biết mình là người nhận giải, tôi vô cùng kinh ngạc”, giáo sư nói.

Giáo sư Vinton Gray Cerf tại lễ trao giải tối 20/12.

Giáo sư Vinton Gray Cerf tại lễ trao giải tối 20/12.

Với ông, điều hạnh phúc hơn nữa là tất cả những người được trao giải thưởng chính năm nay đều là những người bạn thân thiết: giáo sư Bob Kahn, giáo sư Sir Tim Berners-Lee và giáo sư David Payne.

Chia sẻ hành trình đến với phát kiến Internet, chủ nhân giải thưởng chính VinFuture 2022 nói, từ nhỏ, thế giới của ông luôn xoay quanh máy tính và điện toán. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, dù khi ấy mới chỉ 17 tuổi nhưng ông luôn hào hứng với việc viết các chương trình và khiến máy tính thực hiện những gì mình mong muốn. Điều này giống như tạo ra vũ trụ thu nhỏ, bạn có thể yêu cầu nó làm những gì bạn muốn.

Khi đang là sinh viên sau đại học (năm 1970), Bộ Quốc phòng Mỹ khởi động một dự án có tên ARPANET, hướng đến việc kết nối máy tính giữa các trường đại học nghiên cứu về công nghệ máy tính, ông vinh dự được mời tham gia nghiên cứu. Bộ Quốc phòng làm điều này vì họ muốn biết các nhóm đang nghiên cứu về khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo hay không và các chương trình có đạt được tiến bộ nhanh hơn hay không.

Khi đó, vấn đề lớn nhất ông gặp phải là sự kết nối giữa các máy tính. Chúng đến từ nhiều nhãn hàng khác nhau và không có phương thức liên kết chung.

Một vấn đề khác là việc liên lạc thời đó thường sử dụng mạng lưới điện thoại cố định có dây – phải quay số rồi chờ người khác trả lời. Đây là quá trình rất chậm chạp, trong khi máy tính thì chạy rất nhanh.

Ông và cộng sự của mình đã lập trình thành công công nghệ mới giúp máy tính liên lạc với nhau dễ dàng – đó chính là ARPANET.

Năm 1973, Bộ Quốc phòng tiếp tục muốn thử sử dụng máy tính để quản lý dữ liệu tốt hơn, trên cơ chế chỉ huy và kiểm soát. Điều này có nghĩa một số máy tính phải có thể di động, thay vì cố định. Một số sẽ ở trên thuyền và một số sẽ ở trên máy bay.

“Trong khi với ARPANET, chúng tôi mới chỉ kết nối các máy tính ở các vị trí cố định bởi mạch điện thoại. Nhóm khoa học phải đối mặt với thách thức lớn, như cách sử dụng các mạng radio hay vệ tinh khác nhau để kết nối máy tính với nhau, cũng như cho phép kết nối số lượng mạng lưới lớn tùy ý.

Đối diện với bài toán thế kỷ, chúng tôi mất 6 tháng để hoàn thành. Năm 1974 chính là dấu mốc cho sự ra đời của Internet”, ông chia sẻ.

Ngoài giáo sư Vinton Gray Cerf, 4 nhà khoa học nhận giải thưởng chính VinFuture 2022 trị giá 3 triệu USD gồm: giáo sư Timothy John Berners-Lee, tiến sĩ Emmanuel Desurvire, tiến sĩ Robert Elliot Kahn và giáo sư David Neil Payne.

VinFuture mùa 2 khép lại với 9 tác giả của 4 công trình khoa học đột phá mang lại sự “Hồi sinh và Tái thiết” cho nhân loại được vinh danh. Bên cạnh giải chính, ba giải đặc biệt vinh danh các công trình: Hệ thống trí tuệ nhân tạo giải mã protein AlphaFold 2; Phân lập gen Sub1A tạo giống lúa chịu ngập dài hạn năng suất cao và Hệ thống lọc nước nhiễm Asen và kim loại nặng với chi phí thấp.

Theo VTC

CÁC TIN KHÁC

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Học sinh lớp 11 sáng chế mô hình ‘Hệ thống cảnh báo, dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư’

Trước thực trạng có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy chung cư, 2 học sinh lớp 11 ở Sóc Trăng đã nghiên cứu, cho ra đời 'Hệ thống cảnh báo, dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư'.

Nữ tiến sĩ Việt đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu

TS Nguyễn Thị Phương Thảo, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec, được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, nhờ thành tích xuất sắc, khả năng tạo tác động lớn trong lĩnh vực nghiên cứu.

“Phát minh” của nhà khoa học “nhí”

Những mô hình, sản phẩm khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ được học sinh Thanh Hóa sáng tạo không ngừng ghi dấu tại các cuộc thi trong nước và quốc tế; qua đó, khẳng định tài năng, trí tuệ và bản lĩnh của tuổi trẻ xứ Thanh trên các đấu trường khoa học - kỹ thuật, công nghệ.

Hai nhà khoa học Việt được vinh danh ‘công trình nghiên cứu tác động nhất’

Nhóm tác giả TS Thái Hoàng Chiến và TS Phùng Văn Phúc được trao giải EABE Best Paper Awards 2023 dành cho bài báo xuất sắc có tác động khoa học nhất trong vòng ba năm qua.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Anh phát triển vaccine ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Theo phóng viên tại London, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao.

Tỷ phú Ấn Độ xây nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình.

Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng) – TOP 5 tuyến cáp treo hiện đại của Việt Nam thu hút nhiều khách du lịch (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cáp treo Bà Nà đánh dấu một thập kỷ của một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam, đánh thức vùng Núi Chúa vốn chìm trong quên lãng nhiều thập kỷ, đưa Bà Nà nói riêng, Đà Nẵng nói chung trở thành một trong những "điểm phải đến trên thế giới".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.25) Tháp Nhạn (Phú Yên): Chứng tích cổ ngàn tuổi kết nối quá khứ và hiện tại – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua cả ngàn năm lịch sử, bất chấp thăng trầm thời gian, Tháp Nhạn vẫn sừng sững trên sườn núi Nhạn, tiếp tục kể câu chuyện về Bà Thiên Y A Na, về hành trình khai phá và phát triển mảnh đất Phú Yên của người Chăm cũng như người Việt.

Bí ẩn những người có “trí nhớ siêu phàm”, thế giới chỉ 100-200 người

Chỉ cần nhắc một ngày bất kỳ trong quá khứ, người có trí nhớ siêu phàm kể lại được những gì đã xảy ra hôm ấy.

Tạo ra loại “keo” mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại "keo" đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.